Căn bản mà nói, có thể chia âm nhạc làm hai loại:
1. Âm nhạc "Cổ Ðiển", là thứ âm nhạc do các nhạc sỹ người Ðức đã chết sáng tác, và nay được những nhạc công mặc đồng phục xi-mốc-kinh trình tấu.
2. Âm nhạc "Thông Thường", là thứ âm nhạc mà nhạc sỹ có thể là bất kỳ ai và nhạc công cũng có thể là bất kỳ ai. Trên sóng phát thanh hiện nay, chúng ta chủ yếu nghe thể loại này.
Nếu quý vị muốn kiếm nhiều tiền, quý vị nên đi vào thể loại "thông thường". Ngày nay nhạc cổ điển phổ biến trong khoảng 300 người - đó là những nhạc công chơi nhạc cổ điển trên ti-vi. Một bản nhạc cổ điển dường như có thể kéo dài hàng ngày trời, do đó cần phải có ban nhạc đông như vậy mới có thể thực hiện trình tấu được.
Những học giả âm nhạc phân chia nhạc cụ thành năm loại:
- Nhạc Cụ Cần Thổi Vào Và Thỉnh Thoảng Phải Vẩy Nước Bọt Ði (còi, kèn tuba, trompet, cormorant, tribune)
- Nhạc Cụ Cần Phải Ðánh (trống, kẻng, rhomboid, homophone)
- Nhạc Cụ Dễ Giấu Kín (sáo)
- Nhạc Cụ Nội Thất (piano)
- Nhạc Cụ Có Lúc Có Giá Trị Lớn (violon)
Những chiếc violon cực đắt do Antonius Stradivarius chế tạo. Chúng rất đắt vì được làm vô cùng tinh tế và khéo léo. Khi dùng cằm ấn vào đúng cách, một ngăn bí mật trong đàn sẽ lộ ra chứa đầy heroin tinh khiết.
Nhạc Rock n Roll ra đời từ nhạc Blue - một thể loại do những người nô lệ sáng tác. Chúng mang tên Blue vì chúng rất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, làm nô lệ tất nhiên là đau khổ rồi. Lời ca một bản Blue điển hình như thế này:
Vợ tôi quay gót mãi lìa xa
Lũ trẻ đơn côi cũng bỏ nhà
Thuốc thiếu bệnh xưa thêm trầm trọng
Khất thuế nên nay lại hầu toà
Nhạc Blue phổ biến trong tầng lớp người da đen trong một thời gian dài. Những nhạc công da đen, còn gọi là "negro", chơi nhạc Blue trong các quán lụp xụp và họ được rất ít tiền. Mãi đến đầu những năm 50, một số thanh niên da trắng lại thích nhạc Blue. Họ sửa đổi đôi chút và Rock n Roll ra đời, một thể loại âm nhạc cực kỳ thịnh hành hiện nay và biến những nhạc sỹ, nhạc công thành triệu phú rất mau chóng.
Ðiểm khác biệt cơ bản giữa nhạc cổ điển và Rock n Roll: một bản nhạc cổ điển bao gồm khoảng chục giai điệu và không lời, còn một bản Rock n Roll có một giai điệu (có khi còn ít hơn thế) và có khoảng mươi lời. Những soạn giả Rock n Roll rất bận, họ luôn phải hoàn thành gấp bản nhạc để kịp đến một buổi hẹn hò quan trọng. Thỉnh thoảng họ chỉ kịp nghĩ ra vài lời. Lấy ví dụ bản "Ngồi ở La La", sáng tác vào những năm 60:
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Chắc tác giả định bụng rằng sau cuộc hẹn sẽ quay lại và điền nốt vào các chỗ "la la" và "ya ya". Nhưng đến lúc ấy ai đó đã đem phát hành bài hát thành hàng triệu bản, và không thể sửa lại được nữa. Một ví dụ khác là bản "Miền Ðất Ngàn Ðiệu Nhảy". Tác giả chắc đã nhận được một cú phôn và phải đi gấp, trước khi hoàn thành lời bài hát:
Tôi đã nói na na na na na
Na na na na na na na na na na
Na na na na
Một thể loại nhạc "thông thường" khác là nhạc "đồng quê". Thể loại này phổ biến giữa những kẻ nghiện ngập và bội bạc, nhưng muốn diễn tấu thì phải ăn mặc thật hài hước và phải hát giọng miền Nam. Một thể loại khác là nhạc "dễ hát dễ nghe". Thể loại này phổ biến trong thang máy, trong siêu thị, trong nhà tắm và phải được hát bằng giọng máy cày.
1. Âm nhạc "Cổ Ðiển", là thứ âm nhạc do các nhạc sỹ người Ðức đã chết sáng tác, và nay được những nhạc công mặc đồng phục xi-mốc-kinh trình tấu.
2. Âm nhạc "Thông Thường", là thứ âm nhạc mà nhạc sỹ có thể là bất kỳ ai và nhạc công cũng có thể là bất kỳ ai. Trên sóng phát thanh hiện nay, chúng ta chủ yếu nghe thể loại này.
Nếu quý vị muốn kiếm nhiều tiền, quý vị nên đi vào thể loại "thông thường". Ngày nay nhạc cổ điển phổ biến trong khoảng 300 người - đó là những nhạc công chơi nhạc cổ điển trên ti-vi. Một bản nhạc cổ điển dường như có thể kéo dài hàng ngày trời, do đó cần phải có ban nhạc đông như vậy mới có thể thực hiện trình tấu được.
Những học giả âm nhạc phân chia nhạc cụ thành năm loại:
- Nhạc Cụ Cần Thổi Vào Và Thỉnh Thoảng Phải Vẩy Nước Bọt Ði (còi, kèn tuba, trompet, cormorant, tribune)
- Nhạc Cụ Cần Phải Ðánh (trống, kẻng, rhomboid, homophone)
- Nhạc Cụ Dễ Giấu Kín (sáo)
- Nhạc Cụ Nội Thất (piano)
- Nhạc Cụ Có Lúc Có Giá Trị Lớn (violon)
Những chiếc violon cực đắt do Antonius Stradivarius chế tạo. Chúng rất đắt vì được làm vô cùng tinh tế và khéo léo. Khi dùng cằm ấn vào đúng cách, một ngăn bí mật trong đàn sẽ lộ ra chứa đầy heroin tinh khiết.
Nhạc Rock n Roll ra đời từ nhạc Blue - một thể loại do những người nô lệ sáng tác. Chúng mang tên Blue vì chúng rất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, làm nô lệ tất nhiên là đau khổ rồi. Lời ca một bản Blue điển hình như thế này:
Vợ tôi quay gót mãi lìa xa
Lũ trẻ đơn côi cũng bỏ nhà
Thuốc thiếu bệnh xưa thêm trầm trọng
Khất thuế nên nay lại hầu toà
Nhạc Blue phổ biến trong tầng lớp người da đen trong một thời gian dài. Những nhạc công da đen, còn gọi là "negro", chơi nhạc Blue trong các quán lụp xụp và họ được rất ít tiền. Mãi đến đầu những năm 50, một số thanh niên da trắng lại thích nhạc Blue. Họ sửa đổi đôi chút và Rock n Roll ra đời, một thể loại âm nhạc cực kỳ thịnh hành hiện nay và biến những nhạc sỹ, nhạc công thành triệu phú rất mau chóng.
Ðiểm khác biệt cơ bản giữa nhạc cổ điển và Rock n Roll: một bản nhạc cổ điển bao gồm khoảng chục giai điệu và không lời, còn một bản Rock n Roll có một giai điệu (có khi còn ít hơn thế) và có khoảng mươi lời. Những soạn giả Rock n Roll rất bận, họ luôn phải hoàn thành gấp bản nhạc để kịp đến một buổi hẹn hò quan trọng. Thỉnh thoảng họ chỉ kịp nghĩ ra vài lời. Lấy ví dụ bản "Ngồi ở La La", sáng tác vào những năm 60:
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Chắc tác giả định bụng rằng sau cuộc hẹn sẽ quay lại và điền nốt vào các chỗ "la la" và "ya ya". Nhưng đến lúc ấy ai đó đã đem phát hành bài hát thành hàng triệu bản, và không thể sửa lại được nữa. Một ví dụ khác là bản "Miền Ðất Ngàn Ðiệu Nhảy". Tác giả chắc đã nhận được một cú phôn và phải đi gấp, trước khi hoàn thành lời bài hát:
Tôi đã nói na na na na na
Na na na na na na na na na na
Na na na na
Một thể loại nhạc "thông thường" khác là nhạc "đồng quê". Thể loại này phổ biến giữa những kẻ nghiện ngập và bội bạc, nhưng muốn diễn tấu thì phải ăn mặc thật hài hước và phải hát giọng miền Nam. Một thể loại khác là nhạc "dễ hát dễ nghe". Thể loại này phổ biến trong thang máy, trong siêu thị, trong nhà tắm và phải được hát bằng giọng máy cày.
Xem tiếp:
Cháu là con ai