Một thời, người Mĩ chúng ta có nguồn năng lượng cực kì dồi dào. Nhiều đến nỗi phải vắt óc nghĩ cách để xài chúng. Ðỉnh điểm là 1958 Plymouth. Ðó là thiết bị to bằng một chiếc hàng không mẫu hạm lớn đến mức có thể nhìn rõ từ mặt trăng. Thiết bị rất xấu, xấu xí nhất trong những thiết bị loài người đã từng chế tạo. Nhưng người Mĩ vẫn thích, vì 1958 Plymouth có ưu điểm giúp ta phung phí năng lượng. Nếu không dầu lửa chắc hẳn đã chảy tràn trên công viên, đường phố và làm hại những đứa trẻ vô tội (từ phản nghĩa của "những đứa trẻ tội lỗi").
Sau đó, không một lời cảnh báo, những nguồn năng lượng ấy cạn kiệt. Người Arab đã lấy chúng. Một phút trước, họ còn chơi không đuổi ruồi và tán gẫu bằng tiếng Arab; một phút sau, họ đã có dầu lửa ngập tận cổ. Nó đem đến những nhà nghỉ riêng, những máy bay trực thăng cá nhân. Thật là không công bằng! Tôi muốn nói, tại sao phải chính là người Arab mới có dầu lửa? Hàng ngàn năm lịch sử trôi qua, họ có làm được gì đâu? Nền công nghệ của họ kém cỏi đến mức không xây nổi một toà nhà tử tế, chứ đừng nói đến 1958 Plymouth.
Giá như Teddy Roosevelt còn làm tổng thống, chắc chắn ông sẽ đem quân đến và lấy sạch nguồn năng lượng kia về. Bây giờ người ta không bầu tổng thống kiểu Teddy nữa, vì vậy mà chúng ta không có chiến tranh hạt nhân. Teddy là một tổng thống mạnh mẽ, cứng rắn, quyết đoán, thần kinh không cân bằng. Ông chẳng ngại gì khi điều quân đi bảo vệ nước Mĩ, ngay cả khi không ai định tấn công chúng ta cả.
Quá khứ nay đã qua. Thay cho tiến đánh Arab, Chính phủ bây giờ lập ra Bộ Năng lượng. Bộ này có nhiệm vụ chi tiêu hàng tỉ đôla, thuê hàng nghìn nhân viên, và với sự giúp đỡ của Chính phủ, giải quyết bài toán năng lượng bằng mọi cách. Bộ Năng lượng tăng trưởng nhanh hàng đầu trong nền công nghiệp Mĩ, và nhân viên của họ làm đủ những việc điên rồ bậc nhất.
Lấy Chương trình Không gian làm ví dụ. Họ được giao nhiệm vụ đưa một phi công lên mặt trăng, và giống như bất kì một kẻ điên rồ nào khác: họ tuân lệnh. Thử xem cung cách họ làm ăn ra sao:
Quốc hội: Thế nào, chương trình tiến triển đến đâu rồi?
Chương trình Không gian: Chương trình nào nhỉ?
Quốc hội: Chương trình Không gian . Chương trình mà các anh theo đuổi hai chục năm nay ấy.
Chương trình không gian: À, việc đấy hả? Rất chậm, rất chậm. Chúng tôi gặp vô vàn khó khăn khi chế tạo kèn trombone có thể hoạt động trong môi trường chân không.
Quốc hội: Sao? Kèn TROMBONE? Cái kèn ấy có ý nghĩa đếch gì trong việc đưa phi công lên mặt trăng kia chứ!!!
Chương trình không gian: PHI CÔNG à? Tôi tưởng ông muốn nói nhạc công! Trời, bao nhiêu thành quả vậy là công toi rồi! Hãy cho thêm vào đây mấy tỉ đôla nữa. Thứ Hai tuần sau sẽ có kế hoạch mới.
***
Bộ Năng lượng cứ luôn theo đuổi những kế hoạch điên rồ như thế. Sắp tới họ sẽ thông qua chương trình rót dầu lửa vào những mỏ muối ở Louisiana. Sự thật như vậy đấy. Quí vị thấy rõ: không thể trông chờ vào những chương trình như vậy được. Những công dân Mĩ bình thường như quí vị và tôi cần phải tự mình giải quyết bài toán khủng hoảng năng lượng riêng cho mình. Ðây là một số kinh nghiệm bổ ích:
- Không đi làm. Quí vị có nhận xét gì vào những ngày quí vị phải nghỉ ốm? - CHẢ SAO CẢ. Tôi muốn nói, nền kinh tế vẫn tiếp tục, cho dù có quí vị hay không cũng vậy. Mà không chỉ quí vị. Thực tế hiển nhiên là chẳng có ai trong chúng ta thật sự cần thiết cho một nền kinh tế dùng toàn hàng Nhật Bản như hiện nay. Vậy: hãy ở nhà. Sếp quí vị cũng chẳng để ý, trừ khi đó là ông sếp loại hành chính quan liêu. Trong trường hợp đó, nên giới thiệu sếp quí vị chuyển sang làm việc ở Bộ Năng lượng.
- Dành nhiều thời gian thăm hỏi người khác. Những ngôi nhà bạn bè, hàng xóm quí vị luôn có sẵn năng lượng không mất tiền. Quí vị chỉ cần kêu cả nhà lên xe, sau đó lái đến nhà một người bạn trông đầy đủ tiện nghi, và nói, "Xin chào! Chúng tớ đến gặp cậu hàn huyên chốc lát, ăn uống gì đó và tắm giặt một chút." Nếu quí vị nói như vậy một cách chân thành, mọi người sẽ mời quí vị cùng gia đình vào nhà ngay, nhất là khi quí vị kè kè bên cạnh một khẩu súng máy.
CHÚ Ý: Ðừng để cho bạn bè, hàng xóm đến chơi nhà quí vị. Như thế quí vị sẽ tốn năng lượng. Có một cách thế này, quí vị thử treo một tấm biển tiết kiệm năng lượng trước cửa:
CẨN THẬN
NHÀ CÓ NGƯỜI NHIỄM BỆNH ĐẬU MÙA
COI CHỪNG CHÓ DỮ
(CHƯA TIÊM PHÒNG DẠI)
Quí vị có thể đưa hoá đơn chi phí làm tấm biển tiết kiệm năng lượng này cho Bộ Tài chính để yêu cầu giảm thuế thu nhập.
Sau đó, không một lời cảnh báo, những nguồn năng lượng ấy cạn kiệt. Người Arab đã lấy chúng. Một phút trước, họ còn chơi không đuổi ruồi và tán gẫu bằng tiếng Arab; một phút sau, họ đã có dầu lửa ngập tận cổ. Nó đem đến những nhà nghỉ riêng, những máy bay trực thăng cá nhân. Thật là không công bằng! Tôi muốn nói, tại sao phải chính là người Arab mới có dầu lửa? Hàng ngàn năm lịch sử trôi qua, họ có làm được gì đâu? Nền công nghệ của họ kém cỏi đến mức không xây nổi một toà nhà tử tế, chứ đừng nói đến 1958 Plymouth.
Giá như Teddy Roosevelt còn làm tổng thống, chắc chắn ông sẽ đem quân đến và lấy sạch nguồn năng lượng kia về. Bây giờ người ta không bầu tổng thống kiểu Teddy nữa, vì vậy mà chúng ta không có chiến tranh hạt nhân. Teddy là một tổng thống mạnh mẽ, cứng rắn, quyết đoán, thần kinh không cân bằng. Ông chẳng ngại gì khi điều quân đi bảo vệ nước Mĩ, ngay cả khi không ai định tấn công chúng ta cả.
Quá khứ nay đã qua. Thay cho tiến đánh Arab, Chính phủ bây giờ lập ra Bộ Năng lượng. Bộ này có nhiệm vụ chi tiêu hàng tỉ đôla, thuê hàng nghìn nhân viên, và với sự giúp đỡ của Chính phủ, giải quyết bài toán năng lượng bằng mọi cách. Bộ Năng lượng tăng trưởng nhanh hàng đầu trong nền công nghiệp Mĩ, và nhân viên của họ làm đủ những việc điên rồ bậc nhất.
Lấy Chương trình Không gian làm ví dụ. Họ được giao nhiệm vụ đưa một phi công lên mặt trăng, và giống như bất kì một kẻ điên rồ nào khác: họ tuân lệnh. Thử xem cung cách họ làm ăn ra sao:
Quốc hội: Thế nào, chương trình tiến triển đến đâu rồi?
Chương trình Không gian: Chương trình nào nhỉ?
Quốc hội: Chương trình Không gian . Chương trình mà các anh theo đuổi hai chục năm nay ấy.
Chương trình không gian: À, việc đấy hả? Rất chậm, rất chậm. Chúng tôi gặp vô vàn khó khăn khi chế tạo kèn trombone có thể hoạt động trong môi trường chân không.
Quốc hội: Sao? Kèn TROMBONE? Cái kèn ấy có ý nghĩa đếch gì trong việc đưa phi công lên mặt trăng kia chứ!!!
Chương trình không gian: PHI CÔNG à? Tôi tưởng ông muốn nói nhạc công! Trời, bao nhiêu thành quả vậy là công toi rồi! Hãy cho thêm vào đây mấy tỉ đôla nữa. Thứ Hai tuần sau sẽ có kế hoạch mới.
***
Bộ Năng lượng cứ luôn theo đuổi những kế hoạch điên rồ như thế. Sắp tới họ sẽ thông qua chương trình rót dầu lửa vào những mỏ muối ở Louisiana. Sự thật như vậy đấy. Quí vị thấy rõ: không thể trông chờ vào những chương trình như vậy được. Những công dân Mĩ bình thường như quí vị và tôi cần phải tự mình giải quyết bài toán khủng hoảng năng lượng riêng cho mình. Ðây là một số kinh nghiệm bổ ích:
- Không đi làm. Quí vị có nhận xét gì vào những ngày quí vị phải nghỉ ốm? - CHẢ SAO CẢ. Tôi muốn nói, nền kinh tế vẫn tiếp tục, cho dù có quí vị hay không cũng vậy. Mà không chỉ quí vị. Thực tế hiển nhiên là chẳng có ai trong chúng ta thật sự cần thiết cho một nền kinh tế dùng toàn hàng Nhật Bản như hiện nay. Vậy: hãy ở nhà. Sếp quí vị cũng chẳng để ý, trừ khi đó là ông sếp loại hành chính quan liêu. Trong trường hợp đó, nên giới thiệu sếp quí vị chuyển sang làm việc ở Bộ Năng lượng.
- Dành nhiều thời gian thăm hỏi người khác. Những ngôi nhà bạn bè, hàng xóm quí vị luôn có sẵn năng lượng không mất tiền. Quí vị chỉ cần kêu cả nhà lên xe, sau đó lái đến nhà một người bạn trông đầy đủ tiện nghi, và nói, "Xin chào! Chúng tớ đến gặp cậu hàn huyên chốc lát, ăn uống gì đó và tắm giặt một chút." Nếu quí vị nói như vậy một cách chân thành, mọi người sẽ mời quí vị cùng gia đình vào nhà ngay, nhất là khi quí vị kè kè bên cạnh một khẩu súng máy.
CHÚ Ý: Ðừng để cho bạn bè, hàng xóm đến chơi nhà quí vị. Như thế quí vị sẽ tốn năng lượng. Có một cách thế này, quí vị thử treo một tấm biển tiết kiệm năng lượng trước cửa:
CẨN THẬN
NHÀ CÓ NGƯỜI NHIỄM BỆNH ĐẬU MÙA
COI CHỪNG CHÓ DỮ
(CHƯA TIÊM PHÒNG DẠI)
Quí vị có thể đưa hoá đơn chi phí làm tấm biển tiết kiệm năng lượng này cho Bộ Tài chính để yêu cầu giảm thuế thu nhập.