Thượng đế và các nhà chiêm tinh
Khoa chiêm tinh đã gói ghém các nhu cầu khác nhau của nhân loại, mà những thế kỷ sau sẽ phân chia thành khoa học và tôn giáo. Phải chăng khoa chiêm tinh thời cổ Rôma chỉ là một thứ tin tưởng mê tín vào định mệnh, một sự chiến thắng của cái phi lý, như các sử gia thường nói? - Không thể phủ nhận rằng niềm kính sợ trước các vì sao - những vị "thần hữu hình" - đã khơi dậy sự kính sợ của mọi người đối với các nhà chiêm tinh. Arellius Fuscus, một nhà hùng biện nổi tiếng thời Augustô, đã nhận định: "Người được chính các thần mạc khải cho tương lai, người có quyền trên cả vua lẫn dân, người ấy không thể là phàm nhân tục tử giống như chúng ta. Người ấy thuộc hàng siêu nhân. Được các thần tin cậy, người ấy cũng chính là thần linh... chúng ta hãy nâng tâm hồn mình lên cao bằng thứ khoa học tỏ lộ cho chúng ta tương lai và trước khi giờ chết đến, chúng ta hãy nếm cảm những thú vui của Đấng Thánh".
Nhưng tôn giáo thiên thể không được tách rời khỏi khoa học thiên thể. Các nhà khoa học tiên phong đã coi ảnh hưởng của các vì sao đối với đời sống con người là điều hiển nhiên. Họ chỉ bất đồng ý kiến với nhau về việc các ngôi sao này tạo ảnh hưởng bằng cách nào mà thôi. Bộ bách khoa khoa học lớn thời ấy, Lịch Sử Tự Nhiên của Pliny, đã phổ biến những kiến thức sơ đẳng về khoa chiêm tinh bằng cách cho thấy ảnh hưởng của các ngôi sao ở khắp nơi. Lời than phiền duy nhất của Seneca là các nhà chiêm tinh không hiểu biết bao quát đủ.
Nhà khoa học ảnh hưởng nhất của đế quốc Rôma thời cổ chính là người đã giữ được uy tín lâu bền nhất về khoa chiêm tinh. Ptolêmê ở Alexandria đã viết một tiểu luận vững chắc để tạo nội dung và sự kính trọng cho khoa học này trong suốt một ngàn năm tiếp theo. Nhưng danh tiếng của ông đã bị sứt mẻ vì hai lý thuyết sai lầm trọng yếu của ông. Cả hai lý thuyết rất nổi tiếng vào thời đó và cả hai được khai triển và tồn tại trong các tác phẩm của ông. Thuyết trái đất là trung tâm, hay còn gọi là thuyết Ptolemaic, là lý thuyết vũ trụ của ông ngày nay bị coi là một sai lầm trong thiên văn học. Cũng thế, thuyết trái đất phần lớn là đất, cho rằng bề mặt của trái đất gồm phần lớn là đất, ngày nay là một sai lầm trong khoa địa lý. Hai quan niệm sai lầm này đã làm lu mờ những thành tựu khổng lồ của Ptolêmê. Thế nhưng kể từ Ptolêmê đến nay, chưa có ai đã từng cung cấp một kiến thức khoa học toàn diện của một thời đại bằng ông.
Tuy nhiên, cuộc đời của nhà bách khoa thiên tài này vẫn còn là một bí ẩn. Có lẽ xuất thân từ dòng những người Hy Lạp di dân, Ptolêmê (90 - 168) đã sống ở Ai Cập dưới thời các hoàng đế Hadrian và Marcus Aurelius. Thành phố Alexandrian của ông luôn luôn là một trung tâm trí thức lớn cả sau khi thư viện nổi tiếng của thành phố Cesar thiêu hủy năm 48 trước C.N.
Ptolêmê đã thống trị quan niệm dân gian và văn học về vũ trụ suốt thời Trung Cổ. Thế giới như được Dante mô tả trong tác phẩm Hài Kịch Thần Linh lấy thẳng từ tác phẩm Almagest của Ptolêmê. Xét về nhiều phương diện, Ptolêmê đã nói như một nhà tiên tri. Bởi vì ông đã mở rộng việc sử dụng toán học để phục vụ khoa học. Trong khi ông tận dụng những quan sát tốt nhất đã có trước ông, ông nhấn mạnh nhu cầu phải có những quan sát liên tục và ngày càng chính xác hơn. Thực vậy, Ptolêmê là một người đi đầu trong tinh thần khoa học, một người tiên phong đi đầu trong tinh thần khoa học, một người tiên phong âm thầm trong phương pháp thực nghiệm. Ví dụ, trong lượng giác học, bảng các dây cung của ông chính xác đến 5 vị trí thập phân.
Trong hình học cầu, ông đã đưa ra một giải đáp tuyệt vời cho các vấn đề về đồng hồ mặt trời, có giá trị đặc biệt vào thời đó trước khi có đồng hồ cơ khí. Không có ngành khoa học vật lý nào mà ông không khảo sát và tổ chức thành những hình thức mới dễ sử dụng. Địa lý, thiên văn, quang học, hòa âm - ông đã khai triển mỗi môn trong một hệ thống riêng. Tác phẩm hay nhất của ông là tiểu luận về thiên văn học, cuốn Almagest. Cuốn Địa lý của ông, trong đó ông nhắm vẽ bản đồ của toàn thế giới thời bấy giờ, là một tác phẩm đi tiên phong trong việc liệt kê các địa điểm một cách hệ thống bằng kinh tuyến và vĩ tuyến. Cũng trong tác phẩm này, ông đã cống hiến phương pháp cải tiến của chính mình để phóng những mặt hình cầu xuống các bản đồ mặt phẳng. Với những dữ liệu vô cùng ít ỏi vào thời đó, những bản đồ của ông về "thế giới được biết đến" vào thời đó, đế quốc Rôma, quả là một thành tựu vượt bực. Ông cho thấy những tài năng khoa học trọng yếu - hình thành các lý thuyết cho phù hợp với những dữ liệu có sẵn và trắc nghiệm các lý thuyết cũ bằng những dữ liệu mới.
Người Ả Rập nhìn nhận sự vĩ đại công trình của Ptolêmê và đã đưa ông sang phương Tây. Cuốn sách về thiên văn của ông sẽ mang một tên Ả Rập (Almagest, nghĩa là "bộ sưu tập vĩ đại nhất") và cuốn Địa lý của ông được dịch sang tiếng Ả Rập ngay từ đầu thế kỷ 9. Bốn cuốn sách của ông về chiêm tinh học. Tetrabiblios, được ông coi là bạn đồng hành với cuốn Almagest, cũng được phổ biến ở phương Tây bằng tiếng ả Rập.
Trong khi cuốn Almagest của Ptolêmê tiên đoán vị trí thay đổi của các thiên thể, thì khoa chiêm tinh của ông lại tiên đoán những ảnh hưởng của chúng đối với các sự kiện trên trái đất.
Không phải những chu kỳ của mặt trời và mặt trăng rõ ràng ảnh hưởng tới những gì xảy ra trên trái đất sao? Thế thì tại sao những ngôi sao kém quan trọng hơn lại không ảnh hưởng tới các biến cố trên trái đất? Nếu những thủy thủ ít học còn có thể dự đoán được thời tiết khi nhìn lên bầu trời, thì tại sao những nhà chiêm tinh có học lại không thể dùng những sự kiện trên bầu trời để dự báo những sự kiện của con người? Ptolêmê cho rằng ảnh hưởng của các ngôi sao chỉ thuần là vật lý, chỉ là một trong nhiều sức mạnh khác. Ông thừa nhận rằng tất nhiên khoa chiêm tinh cũng có thể sai lầm như bất kỳ khoa học nào khác. Nhưng đó không phải là lý do khiến cho việc quan sát tỉ mỉ sự tương ứng giữa những sự kiện dưới đất với những sự kiện trên bầu trời lại không giúp ta có được những sự tiên đoán hữu ích, tuy không phải là chắc chắn theo kiểu toán học.
Trong tinh thần thực tiễn này, Ptolêmê đã đặt nền móng cho khoa học lâu bền nhất trong số các khoa học huyền bí. Trong bốn cuốn của bộ Tetrabiblios, hai cuốn đầu về "địa lý các vì sao" và dự báo thời tiết, nói về những ảnh hưởng của các thiên thể đối với các sự kiện vật lý của trái đất và hai cuốn sau nói về ảnh hưởng của chúng đối với các sự kiện của con người. Ptolêmê khai triển khoa tử vi, tiên đoán số mệnh con người từ vị trí của các vì sao vào lúc con người sinh ra. Mặc dù công trình của Ptolêmê đã trở thành sách học cổ điển hàng đầu về khoa chiêm tinh cho suốt một ngàn năm sau ông, nhưng ông không biết đến kỹ thuật trả lời câu hỏi về tương lai nhờ vị trí của thiên thể vào lúc câu hỏi được đặt ra, nên công trình của ông không thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu của các người thực hành khoa chiêm tinh.
Những lời tuyên bố phổ biến của các nhà chiêm tinh ngoại giao đã gây lo ngại cho các giáo phụ Kitô giáo thời kỳ đấy. Các giáo phụ từng cho rằng mình có thẩm quyền tiên đoán vận mệnh đời sau của mỗi người, nhưng lại cảm thấy khó chịu với những người tự xưng có khả năng tiên đoán vận mệnh của mỗi người trong cuộc sống ở đời này. Nếu khoa tử vi của các nhà chiêm tinh đúng như những gì họ nói, thì còn chỗ đâu cho ý chí tự do, còn chỗ đâu cho sự tự do lựa chọn điều thiện hơn điều ác?
Chính cuộc chiến đấu của Augustino với bản thân để trở thành Kitô hữu - từ bỏ những sự mê tín dị đoan của dân ngoại để chọn tự do Kitô giáo - hình như là một cuộc chiến đấu chống lại khoa chiêm tinh. Thánh Augustino ghi lại trong cuốn Tự Thú của mình: "Những con người huênh hoang đó, mệnh danh là những nhà toán học [thiên văn học], tôi hỏi ý kiến mà không có gì phải e ngại; vì có vẻ họ không thờ cúng, không cầu nguyện với một ngẫu thần nào để có những lời tiên đoán của họ". Và ngài bị cám dỗ bởi lời khuyên của những nhà chiêm tinh ấy: "Tội lỗi của anh chắc chắn đã được định ở trên trời; chính sao Kim, sao Thổ, hay sao Hỏa đã làm việc đó. Thực vậy, con người này, là huyết nhục và là sự trụy lạc kiêu căng, có thể không bị quy trách, nhưng Tạo Hóa và Đấng điều khiển bầu trời và các vì sao chính là người bị quy trách".
Thánh Augustino ra sức bác bỏ "những lời tiên đoán dối trá và những câu nói vô đạo của các nhà chiêm tinh". Hai người mà ngài quen biết nhắc nhờ ngài rằng "không thể có tài nghệ nào để tiên đoán những điều sắp xảy đến; những suy đoán của con người chỉ dựa vào may rủi, họ nói thật nhiều, may ra trong số những điều đó có điều đúng".
Đúng lúc hoang mang như thế, ngài gặp được một người bạn nhờ đó ngài đã giải tỏa được những trăn trở của mình.
Câu chuyện mà người bạn tên là Firminus này kể lại đã làm lung lay niềm tin ngoại giáo của chàng Augustino trẻ tuổi. Cha của Firminus là một người say mê khoa chiêm tinh. Ông luôn luôn để ý đến vị trí của các vì sao và thậm chí "để ý cặn kẽ đến ngày giờ sinh của từng con chó con trong nhà". Ông biết là một đứa nô lệ gái của ông sắp sửa sinh con vào khoảng cùng giờ với vợ ông. "Cả hai đứa trẻ sẽ được sinh ra cùng giờ, vì thế cả hai bắt buộc sẽ theo cùng một chùm sao, một là con ông, là con của đứa nô lệ. Ngay khi hai người thai phụ bắt đầu trở dạ, ông cho người theo dõi để biết đích xác giờ sinh của hai đứa trẻ, rồi quan sát vị trí của các ngôi sao vào đúng lúc đó. Họ cho biết hai đứa trẻ sinh ra cùng lúc và vị trí của các ngôi sao không có một chút khác biệt nào. Thế nhưng Firminus được sinh ra trong một gia đình quyền quý, sống một đời sống giàu sang phú quý, trong khi đứa trẻ sinh ra bởi người nô lệ tiếp tục hàu hạ chủ của nó, sống một cuộc đời vất vả khổ cực". Hai đứa trẻ sinh ra dưới cùng một chòm sao nhưng có hai số mệnh khác nhau, điều đó cho chàng trẻ Augustino một luận chứng hiển nhiên và mạnh mẽ để chống lại khoa bói toán chiêm tinh.
Những nhà thần học sâu sắc của thời Trung Cổ đã cố gắng tìm ra những ứng dụng thánh thiện của việc tin vào quyền lực các ngôi sao. Thánh Albéctô Cả và thánh Tôma Aquinô đều nhìn nhận rằng các ngôi sao có một ảnh hưởng chi phối mãnh liệt, nhưng các ngài nhấn mạnh rằng tự do của con người chính là sức mạnh của họ để chống lại những ảnh hưởng đó.
Những nhà thần học lớn thời Trung Cổ thích sử dụng niềm tin vào khoa chiêm tinh để củng cố những chân lý của Kitô giáo. Họ thích nhắc đến những lời tiên báo dựa vào chiêm tinh về việc Chúa Giêsu giáng sinh. Tuy rằng Chúa Giêsu không lệ thuộc quy luật của các ngôi sao, nhưng quả thực các ngôi sao đã báo hiệu việc Ngài sinh ra. Đó lại không phải là Ngôi Sao ở Bêlem sao? Và những nhà đạo sĩ biết đi theo ngôi sao dẫn đường để đến viếng Hài Nhi Giêsu rất có thể là những nhà chiêm tinh say mê kiến thức.
Nhưng tôn giáo thiên thể không được tách rời khỏi khoa học thiên thể. Các nhà khoa học tiên phong đã coi ảnh hưởng của các vì sao đối với đời sống con người là điều hiển nhiên. Họ chỉ bất đồng ý kiến với nhau về việc các ngôi sao này tạo ảnh hưởng bằng cách nào mà thôi. Bộ bách khoa khoa học lớn thời ấy, Lịch Sử Tự Nhiên của Pliny, đã phổ biến những kiến thức sơ đẳng về khoa chiêm tinh bằng cách cho thấy ảnh hưởng của các ngôi sao ở khắp nơi. Lời than phiền duy nhất của Seneca là các nhà chiêm tinh không hiểu biết bao quát đủ.
Nhà khoa học ảnh hưởng nhất của đế quốc Rôma thời cổ chính là người đã giữ được uy tín lâu bền nhất về khoa chiêm tinh. Ptolêmê ở Alexandria đã viết một tiểu luận vững chắc để tạo nội dung và sự kính trọng cho khoa học này trong suốt một ngàn năm tiếp theo. Nhưng danh tiếng của ông đã bị sứt mẻ vì hai lý thuyết sai lầm trọng yếu của ông. Cả hai lý thuyết rất nổi tiếng vào thời đó và cả hai được khai triển và tồn tại trong các tác phẩm của ông. Thuyết trái đất là trung tâm, hay còn gọi là thuyết Ptolemaic, là lý thuyết vũ trụ của ông ngày nay bị coi là một sai lầm trong thiên văn học. Cũng thế, thuyết trái đất phần lớn là đất, cho rằng bề mặt của trái đất gồm phần lớn là đất, ngày nay là một sai lầm trong khoa địa lý. Hai quan niệm sai lầm này đã làm lu mờ những thành tựu khổng lồ của Ptolêmê. Thế nhưng kể từ Ptolêmê đến nay, chưa có ai đã từng cung cấp một kiến thức khoa học toàn diện của một thời đại bằng ông.
Tuy nhiên, cuộc đời của nhà bách khoa thiên tài này vẫn còn là một bí ẩn. Có lẽ xuất thân từ dòng những người Hy Lạp di dân, Ptolêmê (90 - 168) đã sống ở Ai Cập dưới thời các hoàng đế Hadrian và Marcus Aurelius. Thành phố Alexandrian của ông luôn luôn là một trung tâm trí thức lớn cả sau khi thư viện nổi tiếng của thành phố Cesar thiêu hủy năm 48 trước C.N.
Ptolêmê đã thống trị quan niệm dân gian và văn học về vũ trụ suốt thời Trung Cổ. Thế giới như được Dante mô tả trong tác phẩm Hài Kịch Thần Linh lấy thẳng từ tác phẩm Almagest của Ptolêmê. Xét về nhiều phương diện, Ptolêmê đã nói như một nhà tiên tri. Bởi vì ông đã mở rộng việc sử dụng toán học để phục vụ khoa học. Trong khi ông tận dụng những quan sát tốt nhất đã có trước ông, ông nhấn mạnh nhu cầu phải có những quan sát liên tục và ngày càng chính xác hơn. Thực vậy, Ptolêmê là một người đi đầu trong tinh thần khoa học, một người tiên phong đi đầu trong tinh thần khoa học, một người tiên phong âm thầm trong phương pháp thực nghiệm. Ví dụ, trong lượng giác học, bảng các dây cung của ông chính xác đến 5 vị trí thập phân.
Trong hình học cầu, ông đã đưa ra một giải đáp tuyệt vời cho các vấn đề về đồng hồ mặt trời, có giá trị đặc biệt vào thời đó trước khi có đồng hồ cơ khí. Không có ngành khoa học vật lý nào mà ông không khảo sát và tổ chức thành những hình thức mới dễ sử dụng. Địa lý, thiên văn, quang học, hòa âm - ông đã khai triển mỗi môn trong một hệ thống riêng. Tác phẩm hay nhất của ông là tiểu luận về thiên văn học, cuốn Almagest. Cuốn Địa lý của ông, trong đó ông nhắm vẽ bản đồ của toàn thế giới thời bấy giờ, là một tác phẩm đi tiên phong trong việc liệt kê các địa điểm một cách hệ thống bằng kinh tuyến và vĩ tuyến. Cũng trong tác phẩm này, ông đã cống hiến phương pháp cải tiến của chính mình để phóng những mặt hình cầu xuống các bản đồ mặt phẳng. Với những dữ liệu vô cùng ít ỏi vào thời đó, những bản đồ của ông về "thế giới được biết đến" vào thời đó, đế quốc Rôma, quả là một thành tựu vượt bực. Ông cho thấy những tài năng khoa học trọng yếu - hình thành các lý thuyết cho phù hợp với những dữ liệu có sẵn và trắc nghiệm các lý thuyết cũ bằng những dữ liệu mới.
Người Ả Rập nhìn nhận sự vĩ đại công trình của Ptolêmê và đã đưa ông sang phương Tây. Cuốn sách về thiên văn của ông sẽ mang một tên Ả Rập (Almagest, nghĩa là "bộ sưu tập vĩ đại nhất") và cuốn Địa lý của ông được dịch sang tiếng Ả Rập ngay từ đầu thế kỷ 9. Bốn cuốn sách của ông về chiêm tinh học. Tetrabiblios, được ông coi là bạn đồng hành với cuốn Almagest, cũng được phổ biến ở phương Tây bằng tiếng ả Rập.
Trong khi cuốn Almagest của Ptolêmê tiên đoán vị trí thay đổi của các thiên thể, thì khoa chiêm tinh của ông lại tiên đoán những ảnh hưởng của chúng đối với các sự kiện trên trái đất.
Không phải những chu kỳ của mặt trời và mặt trăng rõ ràng ảnh hưởng tới những gì xảy ra trên trái đất sao? Thế thì tại sao những ngôi sao kém quan trọng hơn lại không ảnh hưởng tới các biến cố trên trái đất? Nếu những thủy thủ ít học còn có thể dự đoán được thời tiết khi nhìn lên bầu trời, thì tại sao những nhà chiêm tinh có học lại không thể dùng những sự kiện trên bầu trời để dự báo những sự kiện của con người? Ptolêmê cho rằng ảnh hưởng của các ngôi sao chỉ thuần là vật lý, chỉ là một trong nhiều sức mạnh khác. Ông thừa nhận rằng tất nhiên khoa chiêm tinh cũng có thể sai lầm như bất kỳ khoa học nào khác. Nhưng đó không phải là lý do khiến cho việc quan sát tỉ mỉ sự tương ứng giữa những sự kiện dưới đất với những sự kiện trên bầu trời lại không giúp ta có được những sự tiên đoán hữu ích, tuy không phải là chắc chắn theo kiểu toán học.
Trong tinh thần thực tiễn này, Ptolêmê đã đặt nền móng cho khoa học lâu bền nhất trong số các khoa học huyền bí. Trong bốn cuốn của bộ Tetrabiblios, hai cuốn đầu về "địa lý các vì sao" và dự báo thời tiết, nói về những ảnh hưởng của các thiên thể đối với các sự kiện vật lý của trái đất và hai cuốn sau nói về ảnh hưởng của chúng đối với các sự kiện của con người. Ptolêmê khai triển khoa tử vi, tiên đoán số mệnh con người từ vị trí của các vì sao vào lúc con người sinh ra. Mặc dù công trình của Ptolêmê đã trở thành sách học cổ điển hàng đầu về khoa chiêm tinh cho suốt một ngàn năm sau ông, nhưng ông không biết đến kỹ thuật trả lời câu hỏi về tương lai nhờ vị trí của thiên thể vào lúc câu hỏi được đặt ra, nên công trình của ông không thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu của các người thực hành khoa chiêm tinh.
Những lời tuyên bố phổ biến của các nhà chiêm tinh ngoại giao đã gây lo ngại cho các giáo phụ Kitô giáo thời kỳ đấy. Các giáo phụ từng cho rằng mình có thẩm quyền tiên đoán vận mệnh đời sau của mỗi người, nhưng lại cảm thấy khó chịu với những người tự xưng có khả năng tiên đoán vận mệnh của mỗi người trong cuộc sống ở đời này. Nếu khoa tử vi của các nhà chiêm tinh đúng như những gì họ nói, thì còn chỗ đâu cho ý chí tự do, còn chỗ đâu cho sự tự do lựa chọn điều thiện hơn điều ác?
Chính cuộc chiến đấu của Augustino với bản thân để trở thành Kitô hữu - từ bỏ những sự mê tín dị đoan của dân ngoại để chọn tự do Kitô giáo - hình như là một cuộc chiến đấu chống lại khoa chiêm tinh. Thánh Augustino ghi lại trong cuốn Tự Thú của mình: "Những con người huênh hoang đó, mệnh danh là những nhà toán học [thiên văn học], tôi hỏi ý kiến mà không có gì phải e ngại; vì có vẻ họ không thờ cúng, không cầu nguyện với một ngẫu thần nào để có những lời tiên đoán của họ". Và ngài bị cám dỗ bởi lời khuyên của những nhà chiêm tinh ấy: "Tội lỗi của anh chắc chắn đã được định ở trên trời; chính sao Kim, sao Thổ, hay sao Hỏa đã làm việc đó. Thực vậy, con người này, là huyết nhục và là sự trụy lạc kiêu căng, có thể không bị quy trách, nhưng Tạo Hóa và Đấng điều khiển bầu trời và các vì sao chính là người bị quy trách".
Thánh Augustino ra sức bác bỏ "những lời tiên đoán dối trá và những câu nói vô đạo của các nhà chiêm tinh". Hai người mà ngài quen biết nhắc nhờ ngài rằng "không thể có tài nghệ nào để tiên đoán những điều sắp xảy đến; những suy đoán của con người chỉ dựa vào may rủi, họ nói thật nhiều, may ra trong số những điều đó có điều đúng".
Đúng lúc hoang mang như thế, ngài gặp được một người bạn nhờ đó ngài đã giải tỏa được những trăn trở của mình.
Câu chuyện mà người bạn tên là Firminus này kể lại đã làm lung lay niềm tin ngoại giáo của chàng Augustino trẻ tuổi. Cha của Firminus là một người say mê khoa chiêm tinh. Ông luôn luôn để ý đến vị trí của các vì sao và thậm chí "để ý cặn kẽ đến ngày giờ sinh của từng con chó con trong nhà". Ông biết là một đứa nô lệ gái của ông sắp sửa sinh con vào khoảng cùng giờ với vợ ông. "Cả hai đứa trẻ sẽ được sinh ra cùng giờ, vì thế cả hai bắt buộc sẽ theo cùng một chùm sao, một là con ông, là con của đứa nô lệ. Ngay khi hai người thai phụ bắt đầu trở dạ, ông cho người theo dõi để biết đích xác giờ sinh của hai đứa trẻ, rồi quan sát vị trí của các ngôi sao vào đúng lúc đó. Họ cho biết hai đứa trẻ sinh ra cùng lúc và vị trí của các ngôi sao không có một chút khác biệt nào. Thế nhưng Firminus được sinh ra trong một gia đình quyền quý, sống một đời sống giàu sang phú quý, trong khi đứa trẻ sinh ra bởi người nô lệ tiếp tục hàu hạ chủ của nó, sống một cuộc đời vất vả khổ cực". Hai đứa trẻ sinh ra dưới cùng một chòm sao nhưng có hai số mệnh khác nhau, điều đó cho chàng trẻ Augustino một luận chứng hiển nhiên và mạnh mẽ để chống lại khoa bói toán chiêm tinh.
Những nhà thần học sâu sắc của thời Trung Cổ đã cố gắng tìm ra những ứng dụng thánh thiện của việc tin vào quyền lực các ngôi sao. Thánh Albéctô Cả và thánh Tôma Aquinô đều nhìn nhận rằng các ngôi sao có một ảnh hưởng chi phối mãnh liệt, nhưng các ngài nhấn mạnh rằng tự do của con người chính là sức mạnh của họ để chống lại những ảnh hưởng đó.
Những nhà thần học lớn thời Trung Cổ thích sử dụng niềm tin vào khoa chiêm tinh để củng cố những chân lý của Kitô giáo. Họ thích nhắc đến những lời tiên báo dựa vào chiêm tinh về việc Chúa Giêsu giáng sinh. Tuy rằng Chúa Giêsu không lệ thuộc quy luật của các ngôi sao, nhưng quả thực các ngôi sao đã báo hiệu việc Ngài sinh ra. Đó lại không phải là Ngôi Sao ở Bêlem sao? Và những nhà đạo sĩ biết đi theo ngôi sao dẫn đường để đến viếng Hài Nhi Giêsu rất có thể là những nhà chiêm tinh say mê kiến thức.