Chiếc đồng hồ của nhà truyền giáo
Mở đường vào Trung Hoa
Đối với người Trung Hoa, trời thì tròn nhưng trái đất thì vuông và dẹt, và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay trung tâm của trái đất. Họ không thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý phương tây, đẩy đất Trung Hoa của họ ra một góc của phương Đông.
"Người ta không phải ngạc nhiên vì các hiền nhân Trung Hoa đã không làm những bước đó. Điều đáng ngạc nhiên là đã có người làm được những khám phá đó", Albert Einstein, (1953).
Giờ đây, xét về mặt kỹ thuật, người ta ở đâu cũng có thể xác định được vị trí của mình trên trái đất. Nhưng điều đó có thể về mặt kỹ thuật thì lại không luôn luôn có thể về mặt xã hội. Truyền thống, tập quán, phong tục, ngôn ngữ, cơ chế, hàng ngàn thói quen nho nhỏ, những lối suy nghĩ và hành động, đã là những rào cản. Chuyện ly kỳ về chiếc đồng hồ bên phương Tây đã không xảy ra bên phương Đông.
Năm 1577, tại Đại học Dòng Tên ở Rôma, linh mục trẻ tên là Matteo Ricci (1552-1610) lúc đó mới 25 tuổi gặp một cha từ địa sở truyền giáo Dòng Tên ở ấn Độ trở về, liền quyết định đi truyền giáo tại vùng thế giới đó để “thu vào kho lẫm của Giáo Hội Công Giáo những hoa màu phong phú do hạt giống Tin mừng gieo vãi tại đó”. Nhà truyền giáo trẻ đã bộc lộ rõ một khối óc độc lập sẽ biến ông thành một trong số những nhà truyền giáo vĩ đại nhất.
Lúc cậu bé được 17 tuổi, cha cậu đã gởi cậu đến Rôma để học luật. Sợ rằng con mình sẽ bị dụ dỗ đi tu làm linh mục, cha cậu đã ra lệnh cho cậu không được học các môn tôn giáo. Bất chấp những cố gắng của cha mình, Matteo đã xin gia nhập Dòng Tên trước khi cậu 20 tuổi, sau đó viết thư xin cha mình chấp thuận. Khi ông Ricci (bố) vội vàng đi Rôma để rút con mình ra khỏi nhà tập Dòng Tên, dọc đường bị ngã bệnh, ông tin rằng đây là ý của Chúa để con mình theo ơn kêu gọi của nó. Thế là Matteo Ricci bỏ Rôma đi Genoa, rồi từ đó đáp tàu sang Bồ Đào Nha, để quá giang trên một tàu buôn sang ấn Độ. Khi đến Goa, một vùng đất thuộc Bồ Đào Nha ở bờ biển tây nam, tháng 9 năm 1578, ông ở lại đó bốn năm để học và dạy thần học. Sau đó các bề trên Dòng Tên của ông cử ông sang truyền giáo tại Macao, ở đó ông bắt đầu học tiếng Trung Hoa. Chỉ cách thành phố thương mại lớn Quảng Đông một cái vịnh, Macao có vẻ là một bệ phóng lý tưởng cho các nhà truyền giáo.
Ricci và một linh mục bạn, Michele Ruggieir, sống 7 năm ở Châu Thanh, một thành phố phía tây Quảng Đông. Họ xây một ngôi nhà truyền giáo và dù bị sự nghi kỵ của dân chúng và thỉnh thoảng có những trận mưa đá do bàn tay của những người thù nghịch, nhưng mọi người đều coi các ông là những người học rộng. Trên tường phòng khách của ngôi nhà truyền giáo, Ricci trên một tấm bản đồ thế giới. Chính ông đã thuật lại như sau:
“Trong số những nước lớn, Trung Hoa là nước có nền thương mại kém nhất; thực vậy, có thể nói họ hầu như không có giao lưu nào với thế giới bên ngoài và hậu quả là họ mù tịt không biết gì về thế giới nói chung. Thực ra, họ cũng có những họa đồ giống như bản đồ này và họ cho đó là cả thế giới, nhưng thế giới của họ chỉ là 15 tỉnh của Trung Hoa và trên phần biển chung quanh bản đồ, họ cũng vẽ ra một vài hòn đảo và đặt tên cho chúng bằng cái tên của những vương quốc khác nhau mà họ được nghe nói đến. Tất cả những hòn đảo này gộp lại cũng không to bằng tỉnh nhỏ nhất của Trung Hoa. Với một kiến thức hạn chế như thế, không lạ gì họ huênh hoang rằng nước họ là cả thế giới và họ gọi đó là Thiên hạ, nghĩa là tất cả những gì ở dưới bầu trời. Khi họ biết Trung Hoa chỉ là một phần của phương đông to lớn, cho rằng ý tưởng này là khác xa với ý tưởng của họ, hoàn toàn vô lý và họ muốn tìm đọc về những chuyện này, để có thể đánh giá tốt hơn.
Chúng tôi phải nêu ra đây một khám phá khác giúp chính phục thiện chí của người Trung Hoa. Đối với họ, trời thì tròn nhưng trái đất thì vuông và dẹt và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay trung tâm của trái đất. Họ không thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý phương tây đẩy đất Trung Hoa của họ ra một cái góc của phương Đông. Họ không thể nắm được những chứng minh rằng trái đất hình cầu, gồm có đất và nước và tự bản chất một hình cầu không có chỗ bắt đầu và chỗ cuối…
Ở Trung Hoa, việc ra lịch, giống như việc in tiền ở châu Âu, có nghĩa là công bố quyền bính của một triều đại mới. Làm giả lịch hay dùng một lịch không chính thức là phạm tội khi quân. Thiên văn học và toán học chỉ dành cho những người có thẩm quyền...
Vì không hiểu biết về kích thước của trái đất và vì não trạng quá tự tôn, người Trung Quốc nghĩ rằng chỉ có Trung Hoa là nước đáng kính nể. Sánh với sự rộng lớn của vương quốc, việc cai trị và tầm hiệu biết, họ coi mọi dân tộc khác không những là mọi rợ mà còn là những con vật không có lý trí. Đối với họ, không một nơi nào trên trái đất xứng đáng có một hoàng đế, một triều đại, hay một nền văn hóa. Lòng kiêu ngạo của họ càng được thổi phồng do sự ngu dốt này bao nhiêu, họ càng cảm thấy xấu hổ bấy nhiêu khi sự thật được phơi bày”.
Học thức và sự khéo léo trong giao tế của Ricci không xua tan được những mối lo sợ của dân chúng. Một đêm họ đã ném đá khu nhà truyền giáo, tố giác Ricci thông đồng với người Bồ Đào Nha đánh chiếm thành phố, vu cáo ông biết phép hóa kim nhưng không chịu dạy họ những bí mật của khoa này, rồi họ phá hủy nhà ông, Ricci dời lên miền bắc và đi đến thủ đô Bắc Kinh.
Theo truyền thống, các hoàng đế Trung Hoa không để dân chúng thấy mặt mình. Trong những năm suy đồi cuối triều Minh, vua Uông Lý, một ông vua ẩn dật bệnh hoạn, tự nhốt mình trong Cung Cấm với hoàng hậu, các phi tần và hàng trăm cung nữ, có vô số các thái giám hầu hạ. Ngay cả những vị quan lớn nhất của vua cũng ít khi được gặp vua, họ phải nhờ các thái giám trong cung đệ đạt lại.
Ricci và các tu sĩ Dòng Tên đến Bắc Kinh, họ bị chặn lại và lấy hết của cải. Quan bộ hình còn cảnh cáo “sẽ hủy ra tro tất cả những vật gì họ mang theo có hình ảnh của con người bị đóng đinh trên thập tự”. Các quan Trung Hoa cảm thấy ghê rợn trước cảnh máu me của người chịu đóng định và họ sợ đó là một dụng cụ của ma thuật. Trong suốt sáu tháng bị giam cầm, các cha Dòng Tên không còn hy vọng nào khác, họ chỉ biết “hướng lòng trí về Chúa và quyết tâm chuẩn bị mình một cách vui vẻ để đương đầu với mọi khó khăn, ngay cả cái chết, vì lý tưởng mà họ đã theo đuổi”.
Ròng rã hai mươi năm, cha Ricci luôn cố gắng gặp mặt vua, vì ông biết chỉ vua là người có thể mở cửa cho Tin Mừng và ông bắt đầu lo ngại rằng sứ mạng của mình có thể kết thúc trong ngục tù ở Bắc Kinh. Giữa sự vô vọng đó, có một lệnh của vua triệu ông vào cung và phải mang theo lễ vật từ châu Âu. Theo cha Ricci, lý do thật bất ngờ, đó là “một hôm vua sực nhờ ra rằng có một lời thỉnh cầu được gởi tới mình, vua liền nói “Hãy nói cho trẫm biết, cái đồng hồ đó đâu, cái đồng hồ biết kêu reng reng ấy; cái đồng hồ mà những người ngoại quốc muốn đem đến đây cho trẫm, theo như họ nói trong lời thỉnh cầu của họ?”
Thế là cha Ricci được thả, các món quà của ông được gởi đến hoàng cung và người ta bắn pháo để báo hiệu rằng vua đã vừa nhận được món quà. Món quà trước tiên đã được gởi đến các quan bộ lễ xem xét và họ đã cho ý kiến như sau:
“Các nước tây dương chưa hề có quan hệ với chúng ta và không bao giờ nhìn nhận luật lệ của chúng ta. Những ảnh tượng của Chúa Trời và của người trinh nữ mà Lý Mã Tâu (Ricci) dâng không có giá trị bao nhiêu. Ông ta dâng một cái túi mà ông ta nói là đựng xương của những con người bất tử, cứ như thể là những con người bất tử khi lên trời thì không mang theo xương của mình. Trong một hoàn cảnh tương tự như thế, Hàn Du (một học giả chống Phật giáo, khi được hỏi về việc người ta dâng một ngón tay được nói là của đức Phật) đã trả lời không nên cho phép đưa những điều mới lạ như thế vào cung, vì chúng có thể đem tai họa. Vì thế, chúng thần khuyên không nên nhận những lễ vật này và ông ta không được phép ở lại trong kinh thành. Phải trục xuất ông ta về nước”.
Bất chấp những lời đó, vua đã nhận lễ vật và triệu cha Ricci vào Nội Cung.
Lễ vật của Ricci gồm hai đồng hồ rất đẹp thuộc mẫu thiết kế mới nhất của Italy - một đồng hồ lớn chạy bằng quả lắc và một đồng hồ nhỏ chạy bằng dây cót. Cả hai được đem đến hoàng cung vài ngày trước khi Ricci đến và khi Ricci được triệu vào cung, chiếc đồng hồ nhỏ vẫn còn chạy. Chiếc đồng hồ lớn ngưng chạy vì quả lắc của nó đã rớt xuống đáy đồng hồ. Các “chuông biết kêu” làm cho vua rất thích thú, nhưng bây giờ không còn kêu nữa. Ông vua giống như đứa trẻ buồn phiền vì món đồ chơi bị bể, đã truyền quan thái giám của mình ra lệnh cho Ricci trong ba ngài phải làm cho chiếc đồng hồ chạy laị.
May thay, trong thời gian Ricci trở về Rôma, ông đã được huấn luyện cho sứ mạng truyền giáo và ông đã để ý học nghề sửa đồng hồ. Thế là giờ đây ông đã sẵn sàng để giảng một bài về sửa đồng hồ.
Vua truyền cho dựng một cái tháp bằng gỗ để đặt chiếc đồng hồ lớn trong vườn thượng uyển, nơi chỉ một mình vua và một ít người được vua sủng ái cho vào thưởng lãm.
Trong chín năm tiếp theo, cha Ricci trở thành một sứ thần được kính nể quá sức tưởng tượng của chính mình. Chiếc đồng hồ của nhà vua “làm cho mọi người Trung Hoa kinh ngạc”, cha Ricci giải thích, chỉ vì nó là một “công trình chưa từng được nhìn thấy, nghe thấy, hay tưởng tượng ra trong lịch sử Trung Hoa”. Nhưng cha Ricci đã lầm. Tuy các cha dòng không biết, nhưng đồng hồ máy đã có một lịch sử rực rỡ và lâu dài ở Trung Hoa. Năm trăm năm trước khi các cha Dòng Tên đến đó, một số cận thần được sủng ái trong cung đã phải kinh ngạc trước một chiếc đồng hồ thiên văn kỳ diệu. Vào thời các cha Dòng Tên đến Trung Hoa, chiếc đồng hồ thiên văn đó là còn là một giai thoại được biết đến nơi một vài học giả sưu tầm đồ cổ mà thôi.
Đối với người Trung Hoa, trời thì tròn nhưng trái đất thì vuông và dẹt, và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay trung tâm của trái đất. Họ không thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý phương tây, đẩy đất Trung Hoa của họ ra một góc của phương Đông.
"Người ta không phải ngạc nhiên vì các hiền nhân Trung Hoa đã không làm những bước đó. Điều đáng ngạc nhiên là đã có người làm được những khám phá đó", Albert Einstein, (1953).
Giờ đây, xét về mặt kỹ thuật, người ta ở đâu cũng có thể xác định được vị trí của mình trên trái đất. Nhưng điều đó có thể về mặt kỹ thuật thì lại không luôn luôn có thể về mặt xã hội. Truyền thống, tập quán, phong tục, ngôn ngữ, cơ chế, hàng ngàn thói quen nho nhỏ, những lối suy nghĩ và hành động, đã là những rào cản. Chuyện ly kỳ về chiếc đồng hồ bên phương Tây đã không xảy ra bên phương Đông.
Năm 1577, tại Đại học Dòng Tên ở Rôma, linh mục trẻ tên là Matteo Ricci (1552-1610) lúc đó mới 25 tuổi gặp một cha từ địa sở truyền giáo Dòng Tên ở ấn Độ trở về, liền quyết định đi truyền giáo tại vùng thế giới đó để “thu vào kho lẫm của Giáo Hội Công Giáo những hoa màu phong phú do hạt giống Tin mừng gieo vãi tại đó”. Nhà truyền giáo trẻ đã bộc lộ rõ một khối óc độc lập sẽ biến ông thành một trong số những nhà truyền giáo vĩ đại nhất.
Lúc cậu bé được 17 tuổi, cha cậu đã gởi cậu đến Rôma để học luật. Sợ rằng con mình sẽ bị dụ dỗ đi tu làm linh mục, cha cậu đã ra lệnh cho cậu không được học các môn tôn giáo. Bất chấp những cố gắng của cha mình, Matteo đã xin gia nhập Dòng Tên trước khi cậu 20 tuổi, sau đó viết thư xin cha mình chấp thuận. Khi ông Ricci (bố) vội vàng đi Rôma để rút con mình ra khỏi nhà tập Dòng Tên, dọc đường bị ngã bệnh, ông tin rằng đây là ý của Chúa để con mình theo ơn kêu gọi của nó. Thế là Matteo Ricci bỏ Rôma đi Genoa, rồi từ đó đáp tàu sang Bồ Đào Nha, để quá giang trên một tàu buôn sang ấn Độ. Khi đến Goa, một vùng đất thuộc Bồ Đào Nha ở bờ biển tây nam, tháng 9 năm 1578, ông ở lại đó bốn năm để học và dạy thần học. Sau đó các bề trên Dòng Tên của ông cử ông sang truyền giáo tại Macao, ở đó ông bắt đầu học tiếng Trung Hoa. Chỉ cách thành phố thương mại lớn Quảng Đông một cái vịnh, Macao có vẻ là một bệ phóng lý tưởng cho các nhà truyền giáo.
Ricci và một linh mục bạn, Michele Ruggieir, sống 7 năm ở Châu Thanh, một thành phố phía tây Quảng Đông. Họ xây một ngôi nhà truyền giáo và dù bị sự nghi kỵ của dân chúng và thỉnh thoảng có những trận mưa đá do bàn tay của những người thù nghịch, nhưng mọi người đều coi các ông là những người học rộng. Trên tường phòng khách của ngôi nhà truyền giáo, Ricci trên một tấm bản đồ thế giới. Chính ông đã thuật lại như sau:
“Trong số những nước lớn, Trung Hoa là nước có nền thương mại kém nhất; thực vậy, có thể nói họ hầu như không có giao lưu nào với thế giới bên ngoài và hậu quả là họ mù tịt không biết gì về thế giới nói chung. Thực ra, họ cũng có những họa đồ giống như bản đồ này và họ cho đó là cả thế giới, nhưng thế giới của họ chỉ là 15 tỉnh của Trung Hoa và trên phần biển chung quanh bản đồ, họ cũng vẽ ra một vài hòn đảo và đặt tên cho chúng bằng cái tên của những vương quốc khác nhau mà họ được nghe nói đến. Tất cả những hòn đảo này gộp lại cũng không to bằng tỉnh nhỏ nhất của Trung Hoa. Với một kiến thức hạn chế như thế, không lạ gì họ huênh hoang rằng nước họ là cả thế giới và họ gọi đó là Thiên hạ, nghĩa là tất cả những gì ở dưới bầu trời. Khi họ biết Trung Hoa chỉ là một phần của phương đông to lớn, cho rằng ý tưởng này là khác xa với ý tưởng của họ, hoàn toàn vô lý và họ muốn tìm đọc về những chuyện này, để có thể đánh giá tốt hơn.
Chúng tôi phải nêu ra đây một khám phá khác giúp chính phục thiện chí của người Trung Hoa. Đối với họ, trời thì tròn nhưng trái đất thì vuông và dẹt và họ tin chắc rằng nước của họ ở ngay trung tâm của trái đất. Họ không thích cái ý tưởng của các bản đồ địa lý phương tây đẩy đất Trung Hoa của họ ra một cái góc của phương Đông. Họ không thể nắm được những chứng minh rằng trái đất hình cầu, gồm có đất và nước và tự bản chất một hình cầu không có chỗ bắt đầu và chỗ cuối…
Ở Trung Hoa, việc ra lịch, giống như việc in tiền ở châu Âu, có nghĩa là công bố quyền bính của một triều đại mới. Làm giả lịch hay dùng một lịch không chính thức là phạm tội khi quân. Thiên văn học và toán học chỉ dành cho những người có thẩm quyền...
Vì không hiểu biết về kích thước của trái đất và vì não trạng quá tự tôn, người Trung Quốc nghĩ rằng chỉ có Trung Hoa là nước đáng kính nể. Sánh với sự rộng lớn của vương quốc, việc cai trị và tầm hiệu biết, họ coi mọi dân tộc khác không những là mọi rợ mà còn là những con vật không có lý trí. Đối với họ, không một nơi nào trên trái đất xứng đáng có một hoàng đế, một triều đại, hay một nền văn hóa. Lòng kiêu ngạo của họ càng được thổi phồng do sự ngu dốt này bao nhiêu, họ càng cảm thấy xấu hổ bấy nhiêu khi sự thật được phơi bày”.
Học thức và sự khéo léo trong giao tế của Ricci không xua tan được những mối lo sợ của dân chúng. Một đêm họ đã ném đá khu nhà truyền giáo, tố giác Ricci thông đồng với người Bồ Đào Nha đánh chiếm thành phố, vu cáo ông biết phép hóa kim nhưng không chịu dạy họ những bí mật của khoa này, rồi họ phá hủy nhà ông, Ricci dời lên miền bắc và đi đến thủ đô Bắc Kinh.
Theo truyền thống, các hoàng đế Trung Hoa không để dân chúng thấy mặt mình. Trong những năm suy đồi cuối triều Minh, vua Uông Lý, một ông vua ẩn dật bệnh hoạn, tự nhốt mình trong Cung Cấm với hoàng hậu, các phi tần và hàng trăm cung nữ, có vô số các thái giám hầu hạ. Ngay cả những vị quan lớn nhất của vua cũng ít khi được gặp vua, họ phải nhờ các thái giám trong cung đệ đạt lại.
Ricci và các tu sĩ Dòng Tên đến Bắc Kinh, họ bị chặn lại và lấy hết của cải. Quan bộ hình còn cảnh cáo “sẽ hủy ra tro tất cả những vật gì họ mang theo có hình ảnh của con người bị đóng đinh trên thập tự”. Các quan Trung Hoa cảm thấy ghê rợn trước cảnh máu me của người chịu đóng định và họ sợ đó là một dụng cụ của ma thuật. Trong suốt sáu tháng bị giam cầm, các cha Dòng Tên không còn hy vọng nào khác, họ chỉ biết “hướng lòng trí về Chúa và quyết tâm chuẩn bị mình một cách vui vẻ để đương đầu với mọi khó khăn, ngay cả cái chết, vì lý tưởng mà họ đã theo đuổi”.
Ròng rã hai mươi năm, cha Ricci luôn cố gắng gặp mặt vua, vì ông biết chỉ vua là người có thể mở cửa cho Tin Mừng và ông bắt đầu lo ngại rằng sứ mạng của mình có thể kết thúc trong ngục tù ở Bắc Kinh. Giữa sự vô vọng đó, có một lệnh của vua triệu ông vào cung và phải mang theo lễ vật từ châu Âu. Theo cha Ricci, lý do thật bất ngờ, đó là “một hôm vua sực nhờ ra rằng có một lời thỉnh cầu được gởi tới mình, vua liền nói “Hãy nói cho trẫm biết, cái đồng hồ đó đâu, cái đồng hồ biết kêu reng reng ấy; cái đồng hồ mà những người ngoại quốc muốn đem đến đây cho trẫm, theo như họ nói trong lời thỉnh cầu của họ?”
Thế là cha Ricci được thả, các món quà của ông được gởi đến hoàng cung và người ta bắn pháo để báo hiệu rằng vua đã vừa nhận được món quà. Món quà trước tiên đã được gởi đến các quan bộ lễ xem xét và họ đã cho ý kiến như sau:
“Các nước tây dương chưa hề có quan hệ với chúng ta và không bao giờ nhìn nhận luật lệ của chúng ta. Những ảnh tượng của Chúa Trời và của người trinh nữ mà Lý Mã Tâu (Ricci) dâng không có giá trị bao nhiêu. Ông ta dâng một cái túi mà ông ta nói là đựng xương của những con người bất tử, cứ như thể là những con người bất tử khi lên trời thì không mang theo xương của mình. Trong một hoàn cảnh tương tự như thế, Hàn Du (một học giả chống Phật giáo, khi được hỏi về việc người ta dâng một ngón tay được nói là của đức Phật) đã trả lời không nên cho phép đưa những điều mới lạ như thế vào cung, vì chúng có thể đem tai họa. Vì thế, chúng thần khuyên không nên nhận những lễ vật này và ông ta không được phép ở lại trong kinh thành. Phải trục xuất ông ta về nước”.
Bất chấp những lời đó, vua đã nhận lễ vật và triệu cha Ricci vào Nội Cung.
Lễ vật của Ricci gồm hai đồng hồ rất đẹp thuộc mẫu thiết kế mới nhất của Italy - một đồng hồ lớn chạy bằng quả lắc và một đồng hồ nhỏ chạy bằng dây cót. Cả hai được đem đến hoàng cung vài ngày trước khi Ricci đến và khi Ricci được triệu vào cung, chiếc đồng hồ nhỏ vẫn còn chạy. Chiếc đồng hồ lớn ngưng chạy vì quả lắc của nó đã rớt xuống đáy đồng hồ. Các “chuông biết kêu” làm cho vua rất thích thú, nhưng bây giờ không còn kêu nữa. Ông vua giống như đứa trẻ buồn phiền vì món đồ chơi bị bể, đã truyền quan thái giám của mình ra lệnh cho Ricci trong ba ngài phải làm cho chiếc đồng hồ chạy laị.
May thay, trong thời gian Ricci trở về Rôma, ông đã được huấn luyện cho sứ mạng truyền giáo và ông đã để ý học nghề sửa đồng hồ. Thế là giờ đây ông đã sẵn sàng để giảng một bài về sửa đồng hồ.
Vua truyền cho dựng một cái tháp bằng gỗ để đặt chiếc đồng hồ lớn trong vườn thượng uyển, nơi chỉ một mình vua và một ít người được vua sủng ái cho vào thưởng lãm.
Trong chín năm tiếp theo, cha Ricci trở thành một sứ thần được kính nể quá sức tưởng tượng của chính mình. Chiếc đồng hồ của nhà vua “làm cho mọi người Trung Hoa kinh ngạc”, cha Ricci giải thích, chỉ vì nó là một “công trình chưa từng được nhìn thấy, nghe thấy, hay tưởng tượng ra trong lịch sử Trung Hoa”. Nhưng cha Ricci đã lầm. Tuy các cha dòng không biết, nhưng đồng hồ máy đã có một lịch sử rực rỡ và lâu dài ở Trung Hoa. Năm trăm năm trước khi các cha Dòng Tên đến đó, một số cận thần được sủng ái trong cung đã phải kinh ngạc trước một chiếc đồng hồ thiên văn kỳ diệu. Vào thời các cha Dòng Tên đến Trung Hoa, chiếc đồng hồ thiên văn đó là còn là một giai thoại được biết đến nơi một vài học giả sưu tầm đồ cổ mà thôi.
Việc chế tạo đồng hồ thiên văn của Tô Tống là một truyền thống. Năm 1077, một viên chức uyên bác tên là Tô Tống, được vua Tống phái làm sứ giả đi mừng sinh nhật của một vua rợ phía bắc. Năm ấy sinh nhật của vua rợ này nhằm đúng ngày đông chí. Khi Tô Tống đến nơi, ông xấu hổ vì thấy mình đến sớm một ngày. Có vẻ lịch của dân rợ chính xác hơn lịch Trung Quốc. Vì Tô Tống không dám thừa nhận lịch của hoàng đế thua kém lịch dân rợ, ông đã thuyết phục vua rợ cho phép ông hoàn thành sứ mạng ngoại giao của mình vào ngày ông đã định.
Ở Trung Hoa, việc ra lịch, giống như việc in tiền ở châu Âu, có nghĩa là công bố quyền bính của một triều đại mới. Làm giả lịch hay dùng một lịch không chính thức là phạm tôi khi quân. Thiên văn học và toán học chỉ dành cho những người có thẩm quyền, vì những người khác có thể sử dụng chúng để xem vị trí thuận lợi của những ngôi sao cho việc lật đổ chế độ. Vua là người đẹp lòng trời nếu ông chăm lo tốt đẹp cho đời sống của thần dân.
Khi vua Tống hỏi sứ giả của mình là lịch Trung Hoa đúng hay lịch rợ đúng, “Tô Tống đã nói với vua sự thật và kết quả là những quan trông coi sở thiên văn đã bị trừng phạt”. Thế là Tô Tống được lệnh của vua thiết kế một đồng hồ thiên văn đẹp và hữu dụng hơn tất cả đồng hồ đã có trước đó.
Mục đích của Tô Tống không phải chế tạo một đồng hồ cho dân chúng sử dụng, nhưng là một chiếc máy làm lịch, một “đồng hồ thiên văn” riêng cho Thiên Tử.
“Theo ý kiến của hạ thần, trong những triều đại trước đã có nhiều phương pháp và kiểu thiết kế những dụng cụ thiên văn khác nhau, mỗi thứ đều khác nhau một chút. Nhưng nguyên lý sử dụng sức nước để chạy máy vẫn luôn luôn là một. Các thiên thể di chuyển không ngừng, nhưng nước cũng chảy (và đổ) không ngừng. Vâỵ nếu ta làm sao cho nước đổ đều một cách hoàn hảo, thì việc so sánh các chuyển động vòng tròn (của các thiên thể và của chiếc máy) sẽ cho thấy không có sai lệch hay mâu thuẫn; vì vạn vật biến dịch không ngừng”.
Ông đã soạn một “Thiết Kế Mới Cho Một Khung Hỗn Thiên Nghi Và Thiên Cầu Chạy Bằng Máy” rất tỉ mỉ để có thể chuẩn bị từ đó những bản vẽ chi tiết và làm những mô hình vận hành của máy.
Tháp đồng hồ thiên văn cao 10 mét là một cấu trúc năm tầng trông giống như một ngôi chùa. Ở tầng trên cùng, nơi người ta đi lên bằng một cầu thang riêng bên ngoài, có một khung hỗ thiên nghi bằng đồng chạy bằng máy trong đó có một quả cầu thiên văn quay tự động.
Bên ngoài mỗi tầng có những người giả cầm chuông và chiêng để đánh vào những giờ nhất định. Bên trong tháp chính cao tới tầng ba tính từ mặt đất, có một đồng hồ lớn, chạy bằng sức nước chảy ở dưới đất và luân phiên đổ đầy rồi dốc cạn những chén nhỏ trên một bánh xe quay đặt theo chiều thẳng đứng.
Cứ 1/4 giờ, toàn thể cấu trúc lại vang lên tiếng chuông, tiếng còng, tiếng nước đổ, tiếng cọt kẹt của những bánh xe khổng lồ, tiếng chân đi của những người giả. Tuy nhiên, bộ phận chủ yếu chính là cái hồi dùng để ngưng và bắt đầu chạy máy khi nó phân biệt các đơn vị thời gian. Cái hồi tài tình của Tô Tống chạy bằng sức nước, sử dụng đặc tính lỏng của nước - giống như sau này Hooke và Huygens sử dụng tính đàn hồi của kim loại - để tạo chuyển động ngắt quãng cần thiết cho một máy đo giờ.
Số ít người có diễm phúc được xem Đồng Hồ Thiên Văn của Tô Tống đều kinh ngạc khi chứng kiến cảnh ngoạn mục này, như chính Tô Tống đã mô tả.
“Có chín mươi sáu tên hầu. Chúng được sắp xếp tương ứng với các tiếng chuông và trống điểm các “khắc”…
Lúc mặt trời lặn, một tên hầu mặc trang phục đỏ xuất hiện để thông báo, rồi sau hai “khắc” rưỡi lại có một tên hầu khác xuất hiện trong trang phục màu xanh để báo giờ đêm. Các canh đêm mỗi canh chia thành 5 phần nhỏ. Một tên hầu mặc trang phục đỏ xuất hiện đầu canh, chỉ phần đầu tiên của canh, 4 phần còn lại của canh đều là các tên hầu màu xanh. Cứ như thế, có tất cả 25 tên hầu cho năm canh đêm. Khi đến giờ đợi bình minh, gồm 10 “khắc”, có một tên hầu màu xanh xuất hiện để thông báo. Rồi bình minh gồm 2 “khắc” rưỡi được thông báo bằng một tên hầu màu xanh khác và mặt trời mọc được thông báo bởi một tên hầu màu đỏ. Tất cả những tên hầu này đều xuất hiện ở cổng chính giữa”.
Năm 1090, chiếc máy này đã sẵn sàng để biểu diễn và hướng dẫn cho vua cùng một số ít cận thần trong cung.
Khi một ông vua mới lên ngôi năm 1094, đám nịnh thần theo thói lệ cũ đã tuyên bố lịch của tiên đế là sai. Không còn được sự bảo vệ của triều đình, chiếc đồng hồ thiên văn của Tô Tống bị người ta cướp phá để lấy đồng và đã biến mất khỏi ký ức của những nhà trí thức. Khi cha Ricci đến Bắc Kinh, các học giả Trung Hoa tại triều đình quá bỡ ngỡ trước phát minh “châu Âu” kỳ diệu, họ coi đây là một cái gì mới có dưới bầu trời.
Ricci và các nhà truyền giáo Dòng Tên sau ông đã sử dụng kiến thức thiên văn và khoa làm lịch của mình để củng cố ảnh hưởng đối với triều đình Trung Hoa. Khi mới đến Trung Hoa, Ricci nhận thấy lịch âm của Trung Hoa bị sai lầm, như đã từng sai lầm suốt nhiều thế kỷ. Các nhà thiên văn của triều đình liên tục sai lầm mỗi khi dự báo các cuộc nhật thực và vì thế tạo sự nghi ngờ về khả năng hoàng đế tuân theo ý trời.
Cơ hội lớn đã đến với các cha Dòng Tên khi người ta dự đoán sẽ có nhật thực vào sáng ngày 21 tháng 6 năm 1629. Các nhà thiên văn của triều đình dự báo biến cố sẽ xảy ra lúc 10 giờ 30 và sẽ kéo dài hai giờ. Các cha Dòng Tên lại dự báo nhật thực sẽ xảy ra lúc 11 giờ 30 và chỉ kéo dài hai phút. Vào ngày quyết định đó, đã tới 10 giờ 30 mà mặt trời vẫn chói chang. Các nhà thiên văn triều đình đã sai. Nhưng các cha Dòng Tên có đúng không? Thế rồi, đúng 11 giờ 30, nhật thực bắt đầu và chỉ kéo dài hai phút, đúng như các cha Dòng Tên đã dự đoán. Thế là từ nay vị thế của các cha Dòng Tên đối với Vua được vững vàng và cánh cửa Trung Hoa mà Ricci mới chỉ hé mở nay đã mở toang để đón nhận khoa học phương Tây. Bộ Lễ của triều đình khẩn cầu vua cho duyệt lịch và ngày 1 tháng 9 vua truyền cho các cha Dòng Tên bắt đầu công việc. Tiện thể, họ cùng với các người Trung Hoa dịch sang tiếng tây phương những sách về toán học, quang học, thủy lực học và âm nhạc và họ bắt đầu chế tạo những kính viễn vọng cho Trung Hoa.
Cùng thời kỳ này, trong khi ở Rôma, Galileo bị giáo hoàng xét xử vì lạc giáo, thì ở Bắc Kinh các cha Dòng Tên đang dùng những học thuyết của Galileo để giảng đạo.
Tài năng và sự khôn ngoan của những thế hệ các nhà thiên văn - truyền giáo Dòng Tên kế tiếp đã làm cho họ được các vua Trung Hoa sủng ái. Các nhà truyền giáo Dòng Tên đã đạt được một quyền lực mà không người ngoại quốc nào đạt được trước đó, mãi cho tới thế kỷ 19. Chính sự hiểu biết về lịch đã mở đường cho các cha Dòng Tên đến được với triều đình. Tuy nhiên, không phải lịch mà đồng hồ mới là cái mở ra nền thương mại mới giữa Đông và Tây. Bên Tây, đồng hồ đã sớm trở thành một vật dụng hằng ngày, trong khi ở Trung Quốc, nó vẫn luôn luôn là một món đồ chơi trong suốt nhiều thế kỷ.
Ở thế kỷ 18, các đồng hồ quả lắc, đồng hồ tay, đồng hồ đồ chơi đã trở thành một thứ ngoại tệ quý để người châu Âu trao đổi với triều đình Trung Hoa. Vị vua trẻ Khang Hy, người bảo trợ cho cha Ferdinand Verbiest, đã rất thích thú nhận được từ cha Dòng Tên Gabriel Magalhaen một đồng hồ hình anh lính, một tay múa kiếm, còn tay kia cầm khiên và một đồng hồ khác cứ mỗi khi bắt đầu một giờ lại chơi một điệu nhạc khác. Khoảng những năm 1760, cha Dòng Tên phục trách các sưu tập của hoàng đế đã báo cáo rằng hoàng cung “chật ních đồng hồ… nào là đồng hồ treo tường, đồng hồ tay, chuông chùm, đồng hồ báo giờ, đàn organ, đồng hồ quả cầu và đồng hồ thiên văn đủ loại - có đến trên 4 ngàn món đồ từ những tay thợ giỏi nhất ở Paris và Luân Đôn”.
Các vua Trung Hoa đã lập những nhà máy và xưởng chế tạo riêng của mình để làm những đồ chơi dễ thương này. Vào giữa thế kỷ 19, nhà máy chế tạo đồng hồ của nhà vua sử dụng đến một trăm nhân công, nhưng sản phẩm của họ không sánh được với sản phẩm của châu Âu. Vì người Trung Hoa không làm được những dây cót chất lượng cao nên họ vẫn còn lạc hậu so với thế hệ những đồng hồ chạy bằng quả lắc. Sau cùng, cuốn sách dạy nghề làm đồng hồ đầu tiên đã xuất hiện bằng tiếng Trung Hoa vào năm 1809, lúc ấy số đồng hồ cũ ở Trung Hoa đã tạo đủ việc làm cho hàng trăm thợ sửa đồng hồ.
Ở Trung Hoa, việc ra lịch, giống như việc in tiền ở châu Âu, có nghĩa là công bố quyền bính của một triều đại mới. Làm giả lịch hay dùng một lịch không chính thức là phạm tôi khi quân. Thiên văn học và toán học chỉ dành cho những người có thẩm quyền, vì những người khác có thể sử dụng chúng để xem vị trí thuận lợi của những ngôi sao cho việc lật đổ chế độ. Vua là người đẹp lòng trời nếu ông chăm lo tốt đẹp cho đời sống của thần dân.
Khi vua Tống hỏi sứ giả của mình là lịch Trung Hoa đúng hay lịch rợ đúng, “Tô Tống đã nói với vua sự thật và kết quả là những quan trông coi sở thiên văn đã bị trừng phạt”. Thế là Tô Tống được lệnh của vua thiết kế một đồng hồ thiên văn đẹp và hữu dụng hơn tất cả đồng hồ đã có trước đó.
Mục đích của Tô Tống không phải chế tạo một đồng hồ cho dân chúng sử dụng, nhưng là một chiếc máy làm lịch, một “đồng hồ thiên văn” riêng cho Thiên Tử.
“Theo ý kiến của hạ thần, trong những triều đại trước đã có nhiều phương pháp và kiểu thiết kế những dụng cụ thiên văn khác nhau, mỗi thứ đều khác nhau một chút. Nhưng nguyên lý sử dụng sức nước để chạy máy vẫn luôn luôn là một. Các thiên thể di chuyển không ngừng, nhưng nước cũng chảy (và đổ) không ngừng. Vâỵ nếu ta làm sao cho nước đổ đều một cách hoàn hảo, thì việc so sánh các chuyển động vòng tròn (của các thiên thể và của chiếc máy) sẽ cho thấy không có sai lệch hay mâu thuẫn; vì vạn vật biến dịch không ngừng”.
Ông đã soạn một “Thiết Kế Mới Cho Một Khung Hỗn Thiên Nghi Và Thiên Cầu Chạy Bằng Máy” rất tỉ mỉ để có thể chuẩn bị từ đó những bản vẽ chi tiết và làm những mô hình vận hành của máy.
Tháp đồng hồ thiên văn cao 10 mét là một cấu trúc năm tầng trông giống như một ngôi chùa. Ở tầng trên cùng, nơi người ta đi lên bằng một cầu thang riêng bên ngoài, có một khung hỗ thiên nghi bằng đồng chạy bằng máy trong đó có một quả cầu thiên văn quay tự động.
Bên ngoài mỗi tầng có những người giả cầm chuông và chiêng để đánh vào những giờ nhất định. Bên trong tháp chính cao tới tầng ba tính từ mặt đất, có một đồng hồ lớn, chạy bằng sức nước chảy ở dưới đất và luân phiên đổ đầy rồi dốc cạn những chén nhỏ trên một bánh xe quay đặt theo chiều thẳng đứng.
Cứ 1/4 giờ, toàn thể cấu trúc lại vang lên tiếng chuông, tiếng còng, tiếng nước đổ, tiếng cọt kẹt của những bánh xe khổng lồ, tiếng chân đi của những người giả. Tuy nhiên, bộ phận chủ yếu chính là cái hồi dùng để ngưng và bắt đầu chạy máy khi nó phân biệt các đơn vị thời gian. Cái hồi tài tình của Tô Tống chạy bằng sức nước, sử dụng đặc tính lỏng của nước - giống như sau này Hooke và Huygens sử dụng tính đàn hồi của kim loại - để tạo chuyển động ngắt quãng cần thiết cho một máy đo giờ.
Số ít người có diễm phúc được xem Đồng Hồ Thiên Văn của Tô Tống đều kinh ngạc khi chứng kiến cảnh ngoạn mục này, như chính Tô Tống đã mô tả.
“Có chín mươi sáu tên hầu. Chúng được sắp xếp tương ứng với các tiếng chuông và trống điểm các “khắc”…
Lúc mặt trời lặn, một tên hầu mặc trang phục đỏ xuất hiện để thông báo, rồi sau hai “khắc” rưỡi lại có một tên hầu khác xuất hiện trong trang phục màu xanh để báo giờ đêm. Các canh đêm mỗi canh chia thành 5 phần nhỏ. Một tên hầu mặc trang phục đỏ xuất hiện đầu canh, chỉ phần đầu tiên của canh, 4 phần còn lại của canh đều là các tên hầu màu xanh. Cứ như thế, có tất cả 25 tên hầu cho năm canh đêm. Khi đến giờ đợi bình minh, gồm 10 “khắc”, có một tên hầu màu xanh xuất hiện để thông báo. Rồi bình minh gồm 2 “khắc” rưỡi được thông báo bằng một tên hầu màu xanh khác và mặt trời mọc được thông báo bởi một tên hầu màu đỏ. Tất cả những tên hầu này đều xuất hiện ở cổng chính giữa”.
Năm 1090, chiếc máy này đã sẵn sàng để biểu diễn và hướng dẫn cho vua cùng một số ít cận thần trong cung.
Khi một ông vua mới lên ngôi năm 1094, đám nịnh thần theo thói lệ cũ đã tuyên bố lịch của tiên đế là sai. Không còn được sự bảo vệ của triều đình, chiếc đồng hồ thiên văn của Tô Tống bị người ta cướp phá để lấy đồng và đã biến mất khỏi ký ức của những nhà trí thức. Khi cha Ricci đến Bắc Kinh, các học giả Trung Hoa tại triều đình quá bỡ ngỡ trước phát minh “châu Âu” kỳ diệu, họ coi đây là một cái gì mới có dưới bầu trời.
Ricci và các nhà truyền giáo Dòng Tên sau ông đã sử dụng kiến thức thiên văn và khoa làm lịch của mình để củng cố ảnh hưởng đối với triều đình Trung Hoa. Khi mới đến Trung Hoa, Ricci nhận thấy lịch âm của Trung Hoa bị sai lầm, như đã từng sai lầm suốt nhiều thế kỷ. Các nhà thiên văn của triều đình liên tục sai lầm mỗi khi dự báo các cuộc nhật thực và vì thế tạo sự nghi ngờ về khả năng hoàng đế tuân theo ý trời.
Cơ hội lớn đã đến với các cha Dòng Tên khi người ta dự đoán sẽ có nhật thực vào sáng ngày 21 tháng 6 năm 1629. Các nhà thiên văn của triều đình dự báo biến cố sẽ xảy ra lúc 10 giờ 30 và sẽ kéo dài hai giờ. Các cha Dòng Tên lại dự báo nhật thực sẽ xảy ra lúc 11 giờ 30 và chỉ kéo dài hai phút. Vào ngày quyết định đó, đã tới 10 giờ 30 mà mặt trời vẫn chói chang. Các nhà thiên văn triều đình đã sai. Nhưng các cha Dòng Tên có đúng không? Thế rồi, đúng 11 giờ 30, nhật thực bắt đầu và chỉ kéo dài hai phút, đúng như các cha Dòng Tên đã dự đoán. Thế là từ nay vị thế của các cha Dòng Tên đối với Vua được vững vàng và cánh cửa Trung Hoa mà Ricci mới chỉ hé mở nay đã mở toang để đón nhận khoa học phương Tây. Bộ Lễ của triều đình khẩn cầu vua cho duyệt lịch và ngày 1 tháng 9 vua truyền cho các cha Dòng Tên bắt đầu công việc. Tiện thể, họ cùng với các người Trung Hoa dịch sang tiếng tây phương những sách về toán học, quang học, thủy lực học và âm nhạc và họ bắt đầu chế tạo những kính viễn vọng cho Trung Hoa.
Cùng thời kỳ này, trong khi ở Rôma, Galileo bị giáo hoàng xét xử vì lạc giáo, thì ở Bắc Kinh các cha Dòng Tên đang dùng những học thuyết của Galileo để giảng đạo.
Tài năng và sự khôn ngoan của những thế hệ các nhà thiên văn - truyền giáo Dòng Tên kế tiếp đã làm cho họ được các vua Trung Hoa sủng ái. Các nhà truyền giáo Dòng Tên đã đạt được một quyền lực mà không người ngoại quốc nào đạt được trước đó, mãi cho tới thế kỷ 19. Chính sự hiểu biết về lịch đã mở đường cho các cha Dòng Tên đến được với triều đình. Tuy nhiên, không phải lịch mà đồng hồ mới là cái mở ra nền thương mại mới giữa Đông và Tây. Bên Tây, đồng hồ đã sớm trở thành một vật dụng hằng ngày, trong khi ở Trung Quốc, nó vẫn luôn luôn là một món đồ chơi trong suốt nhiều thế kỷ.
Ở thế kỷ 18, các đồng hồ quả lắc, đồng hồ tay, đồng hồ đồ chơi đã trở thành một thứ ngoại tệ quý để người châu Âu trao đổi với triều đình Trung Hoa. Vị vua trẻ Khang Hy, người bảo trợ cho cha Ferdinand Verbiest, đã rất thích thú nhận được từ cha Dòng Tên Gabriel Magalhaen một đồng hồ hình anh lính, một tay múa kiếm, còn tay kia cầm khiên và một đồng hồ khác cứ mỗi khi bắt đầu một giờ lại chơi một điệu nhạc khác. Khoảng những năm 1760, cha Dòng Tên phục trách các sưu tập của hoàng đế đã báo cáo rằng hoàng cung “chật ních đồng hồ… nào là đồng hồ treo tường, đồng hồ tay, chuông chùm, đồng hồ báo giờ, đàn organ, đồng hồ quả cầu và đồng hồ thiên văn đủ loại - có đến trên 4 ngàn món đồ từ những tay thợ giỏi nhất ở Paris và Luân Đôn”.
Các vua Trung Hoa đã lập những nhà máy và xưởng chế tạo riêng của mình để làm những đồ chơi dễ thương này. Vào giữa thế kỷ 19, nhà máy chế tạo đồng hồ của nhà vua sử dụng đến một trăm nhân công, nhưng sản phẩm của họ không sánh được với sản phẩm của châu Âu. Vì người Trung Hoa không làm được những dây cót chất lượng cao nên họ vẫn còn lạc hậu so với thế hệ những đồng hồ chạy bằng quả lắc. Sau cùng, cuốn sách dạy nghề làm đồng hồ đầu tiên đã xuất hiện bằng tiếng Trung Hoa vào năm 1809, lúc ấy số đồng hồ cũ ở Trung Hoa đã tạo đủ việc làm cho hàng trăm thợ sửa đồng hồ.