Đường đi đến phương đông
Một thế kỷ sau cái chết của Chúa Giêsu, những tín hữu can trường đã trẩy đi Giêrusalem để sám hối, tạ ơn, hay chỉ để được đi trên những nẻo đường mà Đấng Cứu Thế của họ đã đi.
"Ánh sáng xuất tự phương Đông..." Tục ngữ Latinh
" Đi hết Đông thì gặp Tây" Tục ngữ Anh.
Ở thời Trung Cổ, nếu niềm tin đã vẽ các bản đồ theo óc tưởng tượng và giam hãm người Kitô giáo trong khoa địa lý giáo điều, thì cũng niềm tin đó đã lôi cuốn khách hành hương và những đoàn quân thập tự chinh lên đường khám phá phương Đông. Ngôi Sao đã từng dẫn đường cho Ba Vua đến Bêlem, cũng hướng dẫn tầng tầng lớp lớp tín hữu đến Đất Thánh vào các thế kỷ sau đó. Hành hương đã trở thành một tục lệ Kitô giáo và dẫn đến đức tin, cũng sẽ trở thành con đường dẫn tới những khám phá.
Một thế kỷ sau cái chết của Chúa Giêsu, có những tín hữu can trường đã trẩy đi Giêrusalem để sám hối, tạ ơn, hay chỉ để được đi trên những nẻo đường mà Đấng Cứu Thế của họ đã đi. Sau khi hoàng đế Constantin trở thành tín đồ Kitô giáo, mẹ ông là hoàng thái hậu Hêlêna đến Giêrusalem vào năm 327, trở thành nhà khảo cổ, lập Núi Canvê, thu thập những mảnh gỗ được coi là của cây Thánh Giá đích thực và khám phá ra Mộ Thánh, nơi người ta cho rằng đã chôn cất Chúa Giêsu. Ngay tại đây, chính vua Constantin xây ngôi Thánh Đường Mộ Thánh đầu tiên. Thánh Giêrôm, một nhà bác học, đã đến ở tại một vụ viện ở Bêlem do một phụ nữ quý tộc Rôma là thánh Paola bảo trợ. Tại đây thánh Giêrom giảng cho các tín hữu sau khi họ đi viếng các nơi thánh. Vào đầu thế kỷ 5, đã có hai trăm tu viện và nhà trọ ở quanh Giêrusalem cho khách hành hương. Thánh Augustin và các Giáo phụ khác đã khuyên các khách hàng hương đến Giêrusalem đừng để mình bị lôi cuốn bởi những cuộc hành trình mà quên mất Thành Đô Thiên Quốc. Thế nhưng dòng thác những khách hành hương vẫn tiếp tục đổ vào Giêrusalem, với đông đảo những người hướng dẫn luôn sẵn sàng phục vụ và vô số quán trọ khắp dọc đường.
Hình ảnh người hành hương lãnh phép lành của linh mục trước khi khởi hành, tay cầm gậy và vỏ ngọc trai, đầu đội một triều thiên và đeo phù hiệu của nơi đến, đã trở thành một hình ảnh đầy ấn tượng của toàn cảnh thời trung cổ. Nếu hiểu đúng nghĩa của nó, người hành hương là người lên đường đi đến một nơi thánh, là một tín hữu lang thang có thể suốt đời phiêu bạt từ một nơi thánh này đến một nơi thánh khác.
Đế quốc Rôma suy tàn, cùng với sự nổi dậy của quân cướp biển, quân Vandal và những quân cướp phá khác, đã khiến cho số phận của người hành hương đầy khó khăn và nguy hiểm. Cuộc chinh phục ngày càng lan rộng của người Ả Rập quanh vùng biển Địa Trung Hải, sự ra đời của Hồi giáo và con số người hành hương Hồi giáo gia tăng đã làm tắc nghẽn những con đường đi lại của người hành hương Kitô giáo và khơi dậy một cuộc tranh giành Giêrusalem thật chua xót. Tảng đá ở Núi Đền Thờ, khu Đền Thờ của Salômôn, chính là nơi Môhamét đã lên trời. Một số truyền thuyết Hồi giáo coi Giêrusalem chứ không phải Mecca là trung tâm và rốn của trái đất, "nơi cao nhất trên trái đất và gần trời nhất". Khi giáo chủ Omar thắng trận cưỡi một con lạc đà trắng tiến vào Giêrusalem chỉ sáu năm sau cái chết của Môhamét, ông đã mở ra một cuộc chiến ngàn năm để giành giật những nơi thánh.
Thời đại lớn của các cuộc hành hương Kitô giáo bắt đầu ở thế kỷ 10. Những người Hồi giáo nói chung tỏ ra khoan nhượng, có thể là khinh bỉ, những "quân vô đạo" cuồng nhiệt này. Nhưng khi miền Đất Thánh xa xôi trở nên khó đến, những người Kitô giáo đạo đức đã tìm cách đem hương vị của các cuộc hành hương vào trong nhà của mình. Họ sáng tạo những câu chuyện pha trộn giữa lịch sử xã hội, thần thoại và những truyện dân gian. Trong sách truyện hành hương nổi tiếng Guide de Pèlerin, người ta có thể đọc thấy câu chuyện một khách hành hương đến xin một miếng bánh mì của một người đàn bà ở Villeneuve khi bà đang nướng trong lò. Bà từ chối và khi bà quay lại lấy bánh, thì chỉ thấy một hòn đá tròn. Cũng có chuyện những khách hành hương qua Poitiers đi hỏi hết một dãy phố mới có một nhà chịu cho họ trọ qua đêm. Ngay đêm đó, mọi căn nhà trên dãy phố đều bị cháy rụi, trừ căn nhà đã cho họ ở trọ. Các anh hùng ca như Chansons de Geste kể về những khách hành hương anh hùng.
Nơi thu hút khách hành hương nhiều nhất ở châu Âu là Rôma, "ngưỡng cửa của các thánh Tông Đồ". Thánh Bede Đáng Kinh (673-735) thuật lại đoạn đường đi đến Rôma của người Britông gồm "người sang cũng như hèn, tín hữu cũng như giáo sĩ, nam cũng như nữ", khát khao dành một ít những cuộc "hành hương trần thế" gắn những nơi thánh, "để hi vọng đáng được nồng nhiệt đón nhận bởi các thánh trên trời". Khoảng năm 727, vua Ina của Wessex đã lập một nhà trọ đặc biệt ở Rôma cho các khách hành hương Saxông. Dòng thác người hành hương từ nước Anh và những nơi khác đổ về Rôma ngày càng lớn sau khi các cuộc Thập tự chinh để tái chiếm Giêrusalem bị thất bại.
Cùng thời kỳ này, những sức mạnh ở viễn tây, một đời sống thương mại mới và mức dân số không ngừng gia tăng đã làm cho làn sóng hành hương tràn ngập. Dân Norman, hậu duệ của những người Norse hồi thế kỷ 10 từng tràn qua Normandie ở phía bờ biển bắc nước Pháp, đã trở lại Kitô giáo và phái đội quân viễn chinh của họ đi khắp nơi. William Nhà Chinh Phục đã đưa họ tới nước Anh năm 1066. Họ bủa đi khắp vùng biển Địa Trung Hải, đánh chiếm miền nam Italia và tới năm 1130 đã thiết lập vương quốc Sicily, là nơi những người Kitô, Do Thái và ả Rập chung sống và trao đổi về tri thức, nghệ thuật và tư tưởng.
... Xét về nhiều phương diện, sự thất bại của các cuộc Thập tự chinh lại là sự may phước cho các nước Kitô giáo và là một chất xúc tác cho châu Âu khám phá ra thế giới phương Đông...
"Ánh sáng xuất tự phương Đông..." Tục ngữ Latinh
" Đi hết Đông thì gặp Tây" Tục ngữ Anh.
Ở thời Trung Cổ, nếu niềm tin đã vẽ các bản đồ theo óc tưởng tượng và giam hãm người Kitô giáo trong khoa địa lý giáo điều, thì cũng niềm tin đó đã lôi cuốn khách hành hương và những đoàn quân thập tự chinh lên đường khám phá phương Đông. Ngôi Sao đã từng dẫn đường cho Ba Vua đến Bêlem, cũng hướng dẫn tầng tầng lớp lớp tín hữu đến Đất Thánh vào các thế kỷ sau đó. Hành hương đã trở thành một tục lệ Kitô giáo và dẫn đến đức tin, cũng sẽ trở thành con đường dẫn tới những khám phá.
Một thế kỷ sau cái chết của Chúa Giêsu, có những tín hữu can trường đã trẩy đi Giêrusalem để sám hối, tạ ơn, hay chỉ để được đi trên những nẻo đường mà Đấng Cứu Thế của họ đã đi. Sau khi hoàng đế Constantin trở thành tín đồ Kitô giáo, mẹ ông là hoàng thái hậu Hêlêna đến Giêrusalem vào năm 327, trở thành nhà khảo cổ, lập Núi Canvê, thu thập những mảnh gỗ được coi là của cây Thánh Giá đích thực và khám phá ra Mộ Thánh, nơi người ta cho rằng đã chôn cất Chúa Giêsu. Ngay tại đây, chính vua Constantin xây ngôi Thánh Đường Mộ Thánh đầu tiên. Thánh Giêrôm, một nhà bác học, đã đến ở tại một vụ viện ở Bêlem do một phụ nữ quý tộc Rôma là thánh Paola bảo trợ. Tại đây thánh Giêrom giảng cho các tín hữu sau khi họ đi viếng các nơi thánh. Vào đầu thế kỷ 5, đã có hai trăm tu viện và nhà trọ ở quanh Giêrusalem cho khách hành hương. Thánh Augustin và các Giáo phụ khác đã khuyên các khách hàng hương đến Giêrusalem đừng để mình bị lôi cuốn bởi những cuộc hành trình mà quên mất Thành Đô Thiên Quốc. Thế nhưng dòng thác những khách hành hương vẫn tiếp tục đổ vào Giêrusalem, với đông đảo những người hướng dẫn luôn sẵn sàng phục vụ và vô số quán trọ khắp dọc đường.
Hình ảnh người hành hương lãnh phép lành của linh mục trước khi khởi hành, tay cầm gậy và vỏ ngọc trai, đầu đội một triều thiên và đeo phù hiệu của nơi đến, đã trở thành một hình ảnh đầy ấn tượng của toàn cảnh thời trung cổ. Nếu hiểu đúng nghĩa của nó, người hành hương là người lên đường đi đến một nơi thánh, là một tín hữu lang thang có thể suốt đời phiêu bạt từ một nơi thánh này đến một nơi thánh khác.
Đế quốc Rôma suy tàn, cùng với sự nổi dậy của quân cướp biển, quân Vandal và những quân cướp phá khác, đã khiến cho số phận của người hành hương đầy khó khăn và nguy hiểm. Cuộc chinh phục ngày càng lan rộng của người Ả Rập quanh vùng biển Địa Trung Hải, sự ra đời của Hồi giáo và con số người hành hương Hồi giáo gia tăng đã làm tắc nghẽn những con đường đi lại của người hành hương Kitô giáo và khơi dậy một cuộc tranh giành Giêrusalem thật chua xót. Tảng đá ở Núi Đền Thờ, khu Đền Thờ của Salômôn, chính là nơi Môhamét đã lên trời. Một số truyền thuyết Hồi giáo coi Giêrusalem chứ không phải Mecca là trung tâm và rốn của trái đất, "nơi cao nhất trên trái đất và gần trời nhất". Khi giáo chủ Omar thắng trận cưỡi một con lạc đà trắng tiến vào Giêrusalem chỉ sáu năm sau cái chết của Môhamét, ông đã mở ra một cuộc chiến ngàn năm để giành giật những nơi thánh.
Thời đại lớn của các cuộc hành hương Kitô giáo bắt đầu ở thế kỷ 10. Những người Hồi giáo nói chung tỏ ra khoan nhượng, có thể là khinh bỉ, những "quân vô đạo" cuồng nhiệt này. Nhưng khi miền Đất Thánh xa xôi trở nên khó đến, những người Kitô giáo đạo đức đã tìm cách đem hương vị của các cuộc hành hương vào trong nhà của mình. Họ sáng tạo những câu chuyện pha trộn giữa lịch sử xã hội, thần thoại và những truyện dân gian. Trong sách truyện hành hương nổi tiếng Guide de Pèlerin, người ta có thể đọc thấy câu chuyện một khách hành hương đến xin một miếng bánh mì của một người đàn bà ở Villeneuve khi bà đang nướng trong lò. Bà từ chối và khi bà quay lại lấy bánh, thì chỉ thấy một hòn đá tròn. Cũng có chuyện những khách hành hương qua Poitiers đi hỏi hết một dãy phố mới có một nhà chịu cho họ trọ qua đêm. Ngay đêm đó, mọi căn nhà trên dãy phố đều bị cháy rụi, trừ căn nhà đã cho họ ở trọ. Các anh hùng ca như Chansons de Geste kể về những khách hành hương anh hùng.
Nơi thu hút khách hành hương nhiều nhất ở châu Âu là Rôma, "ngưỡng cửa của các thánh Tông Đồ". Thánh Bede Đáng Kinh (673-735) thuật lại đoạn đường đi đến Rôma của người Britông gồm "người sang cũng như hèn, tín hữu cũng như giáo sĩ, nam cũng như nữ", khát khao dành một ít những cuộc "hành hương trần thế" gắn những nơi thánh, "để hi vọng đáng được nồng nhiệt đón nhận bởi các thánh trên trời". Khoảng năm 727, vua Ina của Wessex đã lập một nhà trọ đặc biệt ở Rôma cho các khách hành hương Saxông. Dòng thác người hành hương từ nước Anh và những nơi khác đổ về Rôma ngày càng lớn sau khi các cuộc Thập tự chinh để tái chiếm Giêrusalem bị thất bại.
Cùng thời kỳ này, những sức mạnh ở viễn tây, một đời sống thương mại mới và mức dân số không ngừng gia tăng đã làm cho làn sóng hành hương tràn ngập. Dân Norman, hậu duệ của những người Norse hồi thế kỷ 10 từng tràn qua Normandie ở phía bờ biển bắc nước Pháp, đã trở lại Kitô giáo và phái đội quân viễn chinh của họ đi khắp nơi. William Nhà Chinh Phục đã đưa họ tới nước Anh năm 1066. Họ bủa đi khắp vùng biển Địa Trung Hải, đánh chiếm miền nam Italia và tới năm 1130 đã thiết lập vương quốc Sicily, là nơi những người Kitô, Do Thái và ả Rập chung sống và trao đổi về tri thức, nghệ thuật và tư tưởng.
... Xét về nhiều phương diện, sự thất bại của các cuộc Thập tự chinh lại là sự may phước cho các nước Kitô giáo và là một chất xúc tác cho châu Âu khám phá ra thế giới phương Đông...
Khi Đức Urban II lên ngôi Giáo hoàng vào năm 1088, Giáo hội đang ở trong một tình trạng cần cải tổ cấp bách, do những sự nhũng lạm của việc mua bán ân xá và chức tước, cùng với sự chia rẽ do sự tranh chấp của một phản - Giáo hoàng. Giáo hoàng Urban II là một nhà cải cách đầy nghị lực, ngài đã sử dụng tài tổ chức và hùng biện của mình để thanh tẩy và chữa lành. Hoàng đế phương Đông hồi đó là Alexius Comnenus thấy thủ đô Byzance của mình bị quân Hồi đe dọa, đa gửi sứ giả tới Giáo hoàng Urban để cầu viện. Là con người đầy nghị lực, Giáo hoàng nhận thấy đây là cơ hội để hòa hợp các giáo hội Đông và Tây, đồng thời để giải phóng Đất Thánh.
Giáo hoàng đã triệu tập một Công Đồng lịch sử ở Clermont, miền nam nước Pháp, với sự tham dự của các giám mục Pháp và các đại biểu của giáo hội ở khắp châu Âu. Khi Công đồng khai mạc vào ngày 18 tháng 11, 1095, nó đã trở thành một đại hội quần chúng, số người tham dự quá đông khiến cho thánh đường không thể chứa hết, nên phải chuyển sang một cánh đồng ở ngoài cổng phía đông của thành phố. Trong cuộc đại hội ngoài trời, bằng những lời lẽ hết sức hùng hồn, Giáo hoàng đã kêu gọi mọi tín hữu hăng hái lên đường giải phóng Đất Thánh.
Để giải phóng Đất Thánh, mọi tín hữu sẽ lên đường hướng về phương Đông ngay sau khi họ thu hoạch xong hòa màu vào mùa hè, trước ngày lễ Đức Mẹ Lên trời, 15 tháng 8, 1096. Thiên Chúa sẽ là người chỉ đạo, thánh giá trắng sẽ là cờ hiệu và tiếng hô xung trận sẽ là "Deus le volt!" (Chúa trời!). Nhà cửa và mọi sự của họ sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của Giáo hội.
Với lời kêu gọi lâm chiến này, Giáo hoàng Urban II đã huy động mọi sức mạnh của Giáo hội châu Âu biến những cuộc hành hương thành những cuộc thập tự chinh. Hành hương chỉ là cuộc hành trình nhỏ của cá nhân, còn thập tự chinh lại là cuộc hành trình lớn của cộng đồng hay quần chúng. Những người cất bước lên đường tất yếu phải trở thành những người khám phá. Thế nhưng, nhìn chung, điều họ muốn tìm thì đã không tìm thấy, còn điều họ không nghĩ tới thì họ lại tìm thấy rất nhiều.
Các cuộc Thập tự chinh sẽ là một trong những phong trào hỗn độn nhất, rối loạn nhất trong lịch sử. Pierre ẩn sĩ là một điềm báo trước những tai họa sẽ xảy đến. Ông được gọi là ẩn sĩ vì ông thường khoác một chiếc áo ẩn sĩ, thực tình ông không phải một ẩn sĩ gì cả, vì ông thích đám đông và biết cách khích động họ. Pierre đã lập tạo quân riêng của mình được chiêu mộ từ đoàn quân hành hương hỗn tạp ở quận Berry miền trung nước Pháp. Khi ông đến Cologne miền đông nước Đức vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 12 tháng 4, 1096, có khoảng 15 ngàn người hành hương thuộc mọi lứa tuổi, đàn ông cũng như đàn bà, lớn cũng như nhỏ, đã theo ông. Một công chúa Byzance tên là Anna Comnena đã sợ hãi thuật lại. "Cả một đạo binh của toàn thể phương Tây cùng tất cả các bộ lạc ở xa tận miền Pillars của Hercules bên kia biển Adriatic đang tràn qua châu Âu để tiến về châu Á, mang theo toàn bộ gia đình của họ".
Khi đến Constantinople, đoàn lữ chiến binh của Pierre đã đem đến đây những rắc rối mới. Ở đây họ nhập chung với đoàn quân của Walter Không Xu, rồi tiến về Thành Thánh, đi đến đâu cướp phá ở đó. Hoàng đế Byzance là Alexeus I tìm cách thuyết phục những hiệp sĩ ngang tàng tuân thủ kỷ luật của ông, nhưng những tay hiệp sĩ có đầy tham vọng đã chinh phục và cướp phá để lập những vương quốc mới riêng cho mình. Những đạo quân Kitô giáo này đã đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều trận chiến và khải hoàn tiến vào Giêrusalem năm 1099, kết thúc cuộc Thập Tự Chinh thứ nhất.
Giêrusalem mau chóng được tổ chức thành một Đế quốc Latinh. Đây mới chỉ là bước đầu của phong trào sôi động kéo dài suốt hai thế kỷ để đem lại an toàn cho các cuộc hành hương. Nhưng về mặt nào đó, đây cũng là sự chấm dứt của các cuộc Thập tự chinh, vì là cuộc viễn chinh thành công cuối cùng để giải phóng Đất Thánh. Các cuộc "Tập tự chinh" sau này chỉ còn là những cuộc viễn chinh để giúp đỡ những tín hữu đã định cư ở phương Đông. Sau khi Giêrusalem rơi vào tay giáo chủ Thổ Nhĩ Kỳ Saladin năm 1187, càng ngày càng nhiều người hành hương muốn về những nơi thánh dễ đến hơn ở phương Tây.
Đối với các tín đồ ở Anh quốc, nơi thánh có tiếng nhất là Canterbury. Tại đây có Vương Cung Thánh Đường Canterbury, là nơi thánh Austin (cũng gọi là Augustin thứ hai, chết năm 604) đã được phong làm tổng giám mục đầu tiên và cũng tại đây thánh Thomas à Becker đã ho hào tín hữu chống lại vua Henry II và tử đạo ngày 29 tháng 12, 1170. Sau này, chính vua Henry II đã đặt nơi này làm địa điểm hành hương khi ông đi đến đó để làm việc sám hối công khai. Roger ở Hoveden, một nhà viết sử thời đó, đã thuật lại. "Vừa khi vua đến gần thành phố, khi nhìn thấy ngôi Thánh đường có chôn xác vị thánh tử đạo, ông đã xuống ngựa, cởi giày, đi chân trần và mặc áo nhặm, rồi đi bộ ba dặm tới mộ của vị thánh tử đạo, với một vẻ hiền lành và thống hối khiến ta có thể nghĩ đây là việc của Đấng đang nhìn xem trái đất và làm nó rung chuyển".
Sau khi chấm dứt các cuộc Thập tự chinh, hành hương vẫn còn là một sức mạnh trường tồn của Kitô giáo châu Âu và đối với nhiều người Rôma đã thay thế cho Giêrusalem. Năm 1300, tiếp nối tinh thần của Urban II, Giáo hoàng Boniface VIII đã công bố Năm Thánh lần thứ nhất, ban những ơn toàn xá cho các tín hữu hành hương đến Rôma và đã thu hút trên hai mươi ngàn người hành hương. Từ đó trở đi, cứ 50 năm lại có một Năm Thánh với ơn toàn xá cho những người hành hương đến Rôma, cho tới năm 1470 thì Giáo hoàng đã rút khoảng thời gian này xuống còn 25 năm.
Trong Hồi giáo, ngay từ ban đầu, hành hương luôn luôn là một nghĩa vụ thánh. Mọi tín đồ Hồi giáo ngoan đạo, nếu có khả năng và có thể cấp dưỡng gia đình trong lúc mình đi vắng, đều buộc phải hành hương đến Mecca ít là một lần trong đời. Trong cuộc hành hương () từ tháng bảy tới tháng mười theo lịch Hồi giáo, người hành hương mặc hai chiếc áo choàng trắng không đường chỉ, biểu tượng sự bình đẳng của họ trước mặt Thượng Đế. Họ không được cạo râu hay cắt móng tay. Họ phải đi bộ vòng quanh đền Kabah bảy lần và thực hiện một số nghi thức khác xung quanh đền thờ Mecca trước khi trở về nhà. Từ đó về sau, họ được truy tặng danh hiệu hajji, người hành hương.
Lời tuyên xưng đức tin trong Bản Tuyên Thệ Augsburd (1530) của giáo phái Cải Cách Luther đã kết án những cuộc hành hương - cùng với việc ăn chay, tôn thờ các thánh và lần chuỗi mân côi - như là những "trò trẻ con và vô bổ". Nhưng nhìn lại, các cuộc Thập tự chinh của những đoàn quân hành hương là một sự gây thức tỉnh lớn. Đó vừa là một dấu hiệu và nguyên nhân của một sức sống mới, một sự tìm tòi mới, một sự cởi mở và linh hoạt mới trong đời sống phương Tây. Từ những cuộc Thập tự chinh đã phát sinh biết bao điều mới lạ do những con người từng đi hết nơi này đến nơi khác. Các nước tham dự Thập tự chinh tại phía đông Địa Trung Hải đã phát triển nền thương mại của mình với thế giới Hồi giáo. Các nhà băng của ý phát đạt khi họ tài trợ cho các ông vua và Giáo hoàng và cho những khách hành hương vay vốn. Những người hành hương trở về mang theo những câu chuyện kỳ diệu của phương Đông, cùng với sự sành điệu trong các hàng gấm vóc, tơ lụa, nước hoa và gia vị, là những cái đã tạo cho thành phố Venice nét quyến rũ vẫn còn thấy được ở Dinh Doges và Piazza San Marco.
Xét về nhiều phương diện, sự thất bại của các cuộc Thập tự chinh lại là sự may phước cho các nước Kitô giáo và là một chất xúc tác cho châu Âu khám phá ra thế giới phương Đông. Khi không còn hi vọng tái chiếm Giêrusalem và những con đường hành hương đến đó, Kitô giáo phương Tây quay sang hoạt động truyện giáo. Hành hương thì quy tụ tín đồ về một nơi, còn truyền giáo thì tỏa ra để đến với những người xa lạ ở cả những miền đất mới. Lịch sử phát triển Kitô giáo là lịch sử của các cuộc truyền giáo.
Giáo hoàng đã triệu tập một Công Đồng lịch sử ở Clermont, miền nam nước Pháp, với sự tham dự của các giám mục Pháp và các đại biểu của giáo hội ở khắp châu Âu. Khi Công đồng khai mạc vào ngày 18 tháng 11, 1095, nó đã trở thành một đại hội quần chúng, số người tham dự quá đông khiến cho thánh đường không thể chứa hết, nên phải chuyển sang một cánh đồng ở ngoài cổng phía đông của thành phố. Trong cuộc đại hội ngoài trời, bằng những lời lẽ hết sức hùng hồn, Giáo hoàng đã kêu gọi mọi tín hữu hăng hái lên đường giải phóng Đất Thánh.
Để giải phóng Đất Thánh, mọi tín hữu sẽ lên đường hướng về phương Đông ngay sau khi họ thu hoạch xong hòa màu vào mùa hè, trước ngày lễ Đức Mẹ Lên trời, 15 tháng 8, 1096. Thiên Chúa sẽ là người chỉ đạo, thánh giá trắng sẽ là cờ hiệu và tiếng hô xung trận sẽ là "Deus le volt!" (Chúa trời!). Nhà cửa và mọi sự của họ sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của Giáo hội.
Với lời kêu gọi lâm chiến này, Giáo hoàng Urban II đã huy động mọi sức mạnh của Giáo hội châu Âu biến những cuộc hành hương thành những cuộc thập tự chinh. Hành hương chỉ là cuộc hành trình nhỏ của cá nhân, còn thập tự chinh lại là cuộc hành trình lớn của cộng đồng hay quần chúng. Những người cất bước lên đường tất yếu phải trở thành những người khám phá. Thế nhưng, nhìn chung, điều họ muốn tìm thì đã không tìm thấy, còn điều họ không nghĩ tới thì họ lại tìm thấy rất nhiều.
Các cuộc Thập tự chinh sẽ là một trong những phong trào hỗn độn nhất, rối loạn nhất trong lịch sử. Pierre ẩn sĩ là một điềm báo trước những tai họa sẽ xảy đến. Ông được gọi là ẩn sĩ vì ông thường khoác một chiếc áo ẩn sĩ, thực tình ông không phải một ẩn sĩ gì cả, vì ông thích đám đông và biết cách khích động họ. Pierre đã lập tạo quân riêng của mình được chiêu mộ từ đoàn quân hành hương hỗn tạp ở quận Berry miền trung nước Pháp. Khi ông đến Cologne miền đông nước Đức vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 12 tháng 4, 1096, có khoảng 15 ngàn người hành hương thuộc mọi lứa tuổi, đàn ông cũng như đàn bà, lớn cũng như nhỏ, đã theo ông. Một công chúa Byzance tên là Anna Comnena đã sợ hãi thuật lại. "Cả một đạo binh của toàn thể phương Tây cùng tất cả các bộ lạc ở xa tận miền Pillars của Hercules bên kia biển Adriatic đang tràn qua châu Âu để tiến về châu Á, mang theo toàn bộ gia đình của họ".
Khi đến Constantinople, đoàn lữ chiến binh của Pierre đã đem đến đây những rắc rối mới. Ở đây họ nhập chung với đoàn quân của Walter Không Xu, rồi tiến về Thành Thánh, đi đến đâu cướp phá ở đó. Hoàng đế Byzance là Alexeus I tìm cách thuyết phục những hiệp sĩ ngang tàng tuân thủ kỷ luật của ông, nhưng những tay hiệp sĩ có đầy tham vọng đã chinh phục và cướp phá để lập những vương quốc mới riêng cho mình. Những đạo quân Kitô giáo này đã đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều trận chiến và khải hoàn tiến vào Giêrusalem năm 1099, kết thúc cuộc Thập Tự Chinh thứ nhất.
Giêrusalem mau chóng được tổ chức thành một Đế quốc Latinh. Đây mới chỉ là bước đầu của phong trào sôi động kéo dài suốt hai thế kỷ để đem lại an toàn cho các cuộc hành hương. Nhưng về mặt nào đó, đây cũng là sự chấm dứt của các cuộc Thập tự chinh, vì là cuộc viễn chinh thành công cuối cùng để giải phóng Đất Thánh. Các cuộc "Tập tự chinh" sau này chỉ còn là những cuộc viễn chinh để giúp đỡ những tín hữu đã định cư ở phương Đông. Sau khi Giêrusalem rơi vào tay giáo chủ Thổ Nhĩ Kỳ Saladin năm 1187, càng ngày càng nhiều người hành hương muốn về những nơi thánh dễ đến hơn ở phương Tây.
Đối với các tín đồ ở Anh quốc, nơi thánh có tiếng nhất là Canterbury. Tại đây có Vương Cung Thánh Đường Canterbury, là nơi thánh Austin (cũng gọi là Augustin thứ hai, chết năm 604) đã được phong làm tổng giám mục đầu tiên và cũng tại đây thánh Thomas à Becker đã ho hào tín hữu chống lại vua Henry II và tử đạo ngày 29 tháng 12, 1170. Sau này, chính vua Henry II đã đặt nơi này làm địa điểm hành hương khi ông đi đến đó để làm việc sám hối công khai. Roger ở Hoveden, một nhà viết sử thời đó, đã thuật lại. "Vừa khi vua đến gần thành phố, khi nhìn thấy ngôi Thánh đường có chôn xác vị thánh tử đạo, ông đã xuống ngựa, cởi giày, đi chân trần và mặc áo nhặm, rồi đi bộ ba dặm tới mộ của vị thánh tử đạo, với một vẻ hiền lành và thống hối khiến ta có thể nghĩ đây là việc của Đấng đang nhìn xem trái đất và làm nó rung chuyển".
Sau khi chấm dứt các cuộc Thập tự chinh, hành hương vẫn còn là một sức mạnh trường tồn của Kitô giáo châu Âu và đối với nhiều người Rôma đã thay thế cho Giêrusalem. Năm 1300, tiếp nối tinh thần của Urban II, Giáo hoàng Boniface VIII đã công bố Năm Thánh lần thứ nhất, ban những ơn toàn xá cho các tín hữu hành hương đến Rôma và đã thu hút trên hai mươi ngàn người hành hương. Từ đó trở đi, cứ 50 năm lại có một Năm Thánh với ơn toàn xá cho những người hành hương đến Rôma, cho tới năm 1470 thì Giáo hoàng đã rút khoảng thời gian này xuống còn 25 năm.
Trong Hồi giáo, ngay từ ban đầu, hành hương luôn luôn là một nghĩa vụ thánh. Mọi tín đồ Hồi giáo ngoan đạo, nếu có khả năng và có thể cấp dưỡng gia đình trong lúc mình đi vắng, đều buộc phải hành hương đến Mecca ít là một lần trong đời. Trong cuộc hành hương () từ tháng bảy tới tháng mười theo lịch Hồi giáo, người hành hương mặc hai chiếc áo choàng trắng không đường chỉ, biểu tượng sự bình đẳng của họ trước mặt Thượng Đế. Họ không được cạo râu hay cắt móng tay. Họ phải đi bộ vòng quanh đền Kabah bảy lần và thực hiện một số nghi thức khác xung quanh đền thờ Mecca trước khi trở về nhà. Từ đó về sau, họ được truy tặng danh hiệu hajji, người hành hương.
Lời tuyên xưng đức tin trong Bản Tuyên Thệ Augsburd (1530) của giáo phái Cải Cách Luther đã kết án những cuộc hành hương - cùng với việc ăn chay, tôn thờ các thánh và lần chuỗi mân côi - như là những "trò trẻ con và vô bổ". Nhưng nhìn lại, các cuộc Thập tự chinh của những đoàn quân hành hương là một sự gây thức tỉnh lớn. Đó vừa là một dấu hiệu và nguyên nhân của một sức sống mới, một sự tìm tòi mới, một sự cởi mở và linh hoạt mới trong đời sống phương Tây. Từ những cuộc Thập tự chinh đã phát sinh biết bao điều mới lạ do những con người từng đi hết nơi này đến nơi khác. Các nước tham dự Thập tự chinh tại phía đông Địa Trung Hải đã phát triển nền thương mại của mình với thế giới Hồi giáo. Các nhà băng của ý phát đạt khi họ tài trợ cho các ông vua và Giáo hoàng và cho những khách hành hương vay vốn. Những người hành hương trở về mang theo những câu chuyện kỳ diệu của phương Đông, cùng với sự sành điệu trong các hàng gấm vóc, tơ lụa, nước hoa và gia vị, là những cái đã tạo cho thành phố Venice nét quyến rũ vẫn còn thấy được ở Dinh Doges và Piazza San Marco.
Xét về nhiều phương diện, sự thất bại của các cuộc Thập tự chinh lại là sự may phước cho các nước Kitô giáo và là một chất xúc tác cho châu Âu khám phá ra thế giới phương Đông. Khi không còn hi vọng tái chiếm Giêrusalem và những con đường hành hương đến đó, Kitô giáo phương Tây quay sang hoạt động truyện giáo. Hành hương thì quy tụ tín đồ về một nơi, còn truyền giáo thì tỏa ra để đến với những người xa lạ ở cả những miền đất mới. Lịch sử phát triển Kitô giáo là lịch sử của các cuộc truyền giáo.