Kiến thức trở thành hàng hóa
Việc in bản đồ đã sớm trở thành một công việc thương mại lớn. Chỉ không đầy 20 năm sau khi có cuốn sách in Kinh Thánh của Gutenberg, đã xuất hiện ấn bản đầu tiên của bộ sách Địa lý đồ sộ của Ptolêmê, rồi nhiều lần xuất bản khác nối tiếp.
Máy in cũng có một sức mạnh kinh khủng là mở rộng thế giới và phổ biến kiến thức về những phát minh bằng những gói hàng tiện sử dụng. Hàng trăm và hàng ngàn tấm bản độ in được xuất hiện ra nước ngoài. Một khi máy in đã làm ra sản phẩm, thì không có sức mạnh nào, không có đạo luật nào có thể thu hồi thông tin trở lại. Một cuốn sách in sau có thể nói ngược lại cuốn sách in trước, nhưng không thể nào xóa sạch hay loại bỏ cuốn sách trước. Những người đốt sách, kiểm duyệt sách chỉ làm việc uổng công.
Không giống với một thủ bản chỉ cần bút mục, giấy và tài khéo của người chép, một cuốn sách in đòi một sự đầu tư nặng vốn. Ngoài việc cần có một lượng lớn giấy mực để in ra nhiều bản, còn cần có phông chữ và máy in. Việc chế khuôn bằng gỗ hay bằng đồng để in một bản đồ rất tốn kém. Một khi đã bắt đầu rồi thì không thể bỏ dở mà phải tìm cách bán cho được.
Việc in bản đồ đã sớm trở thành một công việc thương mại lớn. Chỉ không đầy 20 năm sau khi có cuốn sách in Kinh Thánh của Gutenberg, đã xuất hiện ấn bản đầu tiên của bộ sách Địa lý đồ sộ của Ptolêmê, rồi nhiều lần xuất bản khác nối tiếp. Sau năm 1500, các bản đồ xuất khỏi xưởng in đều đặn và ngày càng nhiều. Henricuss Martellus là người đã cập nhật bản dịch Ptolêmê mà Colômbô sử dụng, là chuyên viên đầu tiên trong ngành in và bán bản đồ. Trong tác phẩm của Waldseemuller vào năm 1507, chúng ta đã thấy một nhà in dù rất nhỏ tại một nơi hẻo lánh cũng có thể có ảnh hưởng lớn biết chừng nào.
Gerardus Mercator (1512-1594) là con người độc đáo nhất và ảnh hưởng nhất trong số những người chớp được thời cơ này. Ông đã biến đổi quan niệm về bản độ thế giới phù hợp với thời đại mới. Khoa vũ trụ trở thành khoa địa lý và ông đã tìm cung cấp cho những nhà buôn, những nhà quân sự và những nhà hàng hải, không chỉ những bản đồ sơ sài về các bờ biển, mà là những hình ảnh của toàn thể hành tinh.
Đóng góp thời đại của Mercator cho các nhà hàng hải là “phương pháp dọi chiếu Mercator”. Các nhà hàng hải cảm thấy khó sử dụng họa đồ biển vì những họa đồ ấy không để ý tới tính hình cầu của trái đất. Trên mặt đất hình cầu, các đường kinh tuyến đồng quy tại một điểm ở các cực. Làm cách nào để đưa một khúc của đường kinh tuyến này lên mặt phẳng của một tờ giấy để nhà hàng hải có thể đặt la bàn của mình theo một đường thẳng? Mercator đã tìm ra cách. Ông tưởng tượng ra những đường kinh tuyến giống như những đường cắt vòng quanh vỏ một quả cam, rồi gỡ những khía vỏ này ra và đặt chúng xuống sát cạnh nhau trên mặt bàn. Coi những đoạn vỏ cam này như có tính co dãn, ông kéo dãn những điểm hẹp, trải chúng ra để làm cho mỗi khía thành một hình chữ nhật tuần tự để sát cạnh nhau từ trên xuống dưới. Thế là toàn thể mặt vòng cầu, tiêu biểu cho mặt trái đất, trở thành một hình chữ nhật lớn, với những đường kinh tuyến song song nhau từ Bắc Cực tới Nam Cực. Bằng cách kéo dãn một cách cẩn thận, hình dạng của bề mặt có thể giữ nguyên, nhưng kích thước của chúng lớn ra. Đó là phương pháp dọi chiếu Mercator, theo đó bề mặt hình cầu của trái đất bây giờ trở thành một hình chữ nhật phẳng được chia thành những ô bởi những đường thẳng song song là kinh tuyến và vĩ tuyến. Sau đó với những dụng cụ vẽ đơn sơ, người hàng hải có thể đánh dấu vị trí ổn định của la bàn thành một đường thẳng cắt ngang tất cả các đường kinh tuyến hay vĩ tuyến theo một góc bằng nhau. Vào cuối thế kỷ 20, các nhà hàng hải ở vùng biển sâu vẫn còn sử dụng phương pháp dọi chiếu Mercator cho hơn 90 phần trăm công việc của họ.
Là con người hoạt động và năng nổ, Merator có một lợi thế là được học hành đến nơi đến chốn. Sinh tại Flanders, ông học triết học và thần học ở Đại học Louvain, rồi chuyển sang toán học và thiên văn học và cũng học thêm nghệ thuật khắc, chế tạo dụng cụ và trắc địa. Tác phẩm đầu tay của ông năm 1517 là một bản đồ Palestin với tỷ lệ nhỏ. Sau đó ông qua ba năm làm đủ thứ công việc từ trắc địa đến vẽ thiết kế và khắc cho tác phẩm Exactissima Flandriea Descriptio (Mô tả xứ Flanders chính xác nhất), là tác phẩm được nhìn nhận là có giá trị hơn tất cả mọi tác phẩm loại này trước kia, nhờ đó ông được giao công việc làm một quả cầu cho Vua Charles V. Khi Merator giao quả cầu vào năm 1541, vua truyền cho ông chế tạo một bộ dụng cụ vẽ thiết kế và trắc địa, gồm cả một đồng hồ mặt trời, để sử dụng cho quân đội.
Phép dọi chiếu của Mercator dựa theo khung kinh tuyến và vĩ tuyến của Ptolêmê, nhưng ông đã bổ sung những ứng dụng cho ngành hàng hải. Bản đồ thế giới đầu tiên của ông (1538) là bản đồ đầu tiên có có Bắc Mỹ và Nam Mỹ, vẫn cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của Ptolêmê. Nhưng ông là con người sáng tạo. Trên bản đồ lớn của ông về châu Âu (1554), Địa Trung Hải không còn dài thòng như kiểu Ptolêmê truyền thống nữa, ngược lại chỉ có 52 độ chiều dài và như thế gần đúng với kích thước thực sự hơn. Ông cũng thiết lập một tiêu chuẩn mới cho ngành khắc bản đồ và kiểu chữ nghiêng cho việc viết các tên trên bản đồ.
Người bạn trẻ năng nổ của Mercator là Abraham Ortelius (1527-1598) sinh tại miền nam nước Hà Lan. Ông không được học đại học, nhưng lại có tài kinh doanh xuất chúng.
Khác với Mercator, Ortelius đến với khoa trắc địa không phải qua toán học và thiên văn học, mà qua việc sử dụng bản đồ như một thứ hàng hóa. Ngay từ tuổi 20, ông đã tô vẽ các bản đồ và được nhận vào trong hội của ngành này. Để giúp đỡ mẹ và hai em gái sau khi cha chết, ông trở thành một nhà buôn. Ông mua bản đồ, đưa cho các em ông đóng khung vải, rồi tô màu và đem bán ở Frankfurt hay một chợ phiên nào đó. Khi công việc buôn bán phát triển, ông thường xuyên đi vòng các nước Anh, Đức, ý và Pháp, mua những bản đồ tốt nhất ở khắp châu Âu thời đó và đem trở về trung tâm Antwerp của mình.
Trong những thời buổi rối loạn về tranh chấp tôn giáo ấy, các nhà buôn ở Antwerp bức bách cần có những bản đồ cập nhật và đáng tin cậy về những kết quả mới nhất của các cuộc chiến tranh tôn giáo và chính trị. Lý do là vì nếu không có bản đồ, họ không thể dự trù những lộ trình ngắn nhất và ít rủi ro nhất cho hàng hóa của họ. Ortelius được đặt hàng tìm cho họ những bản đồ đáng tin cậy nhất và đồng nhất về kích thước. Mọi bản đồ phải được in trên một tờ giấy duy nhất khổ 28 x 24 inches, là khổ giấy lớn nhất được chế tạo thời ấy. Sau đó phải đóng lại thành một quyển gồm ba mươi tờ, với khổ thích hợp để cất giữ và tiện sử dụng.
Khi làm công việc này, Ortelius đã vô tình phát minh ra một loại sách mới, sách bản đồ địa lý thời đại mới. Ông thấy nếu đóng nhiều cuốn sách này lại với nhau thì rất tốt cho thị trường phổ thông. Với sự giúp đỡ của bạn mình là Mercator, ông thu thập những bản đồ tốt nhất, thu nhỏ những bản đồ lớn xuống theo tỷ lệ chuẩn và nhận được sự hợp tác của một người bạn khác là Christophe Plantin, chủ nhà in Antwerp. Sách Theatrum orbis Terrarum (Bản đồ Thế giới) được xuất xưởng in Antwerp của Plantin ngày 20 tháng 5 năm 1570, là cuốn sách bản đồ hiện đại đầu tiên được xuất bản sau 10 năm làm việc. Nó có khổ lớn hơn nhiều so với khổ ông làm theo đặt hàng trước đây và chứa 53 bản đồ bằng bản in đồng, kèm theo một bản văn mô tả. Một đặc điểm mới lạ là nó có danh sách của nhà xuất bản nêu tên của 87 tác giả của các bản đồ mà nó đã tham khảo hay in lại.
Ngay lập tức sách bản đồ của Ortelius đã đạt được thành công thương mại lớn. Sau 3 tháng, đã có yêu cầu tái bản và bản văn tiếng Latinh được dịch sang tiếng Hà Lan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, ý và Anh. Vào lúc Ortelius chết (1598), đã có 28 lần xuất bản và vào năm 1612 đã có 40 lần xuất bản. Tiếng tăm và tiền bạc đã đến với Ortelius, vì ông còn tư vấn cho những nhà địa lý hàng đầu của thời ấy trong những lần ông đi quanh châu Âu. Ông được chọn làm nhà địa lý cho vua Philip II của Tây Ban Nha.
Riêng Mercator cũng đã có kế hoạch xuất bản bộ sách bản độ ba cuốn chứa những bản đồ tốt nhất của toàn thể thế giới. Ông đã xuất bản được 2 cuốn trước khi chết vào năm 1594 và con ông là Rumold đã hoàn tất công trình năm 1595 với tựa đề theo kiểu cổ và có vẻ khoa trương mà Mercator đã chọn: Atlas, hay những suy tư vũ trụ học về việc tạo dựng vũ trụ và vũ trụ được nhìn như một tạo vật (Atlas sive Cosmographicae meditationes de fabrica mundi et jabricati figura). Chỉ trong một ít năm đã có 31 lần xuất bản bộ atlas này theo khuôn khổ folio (khổ giấy đôi). Tuy Ortelius đã xuất bản một sách bản đồ, nhưng đây là lần đầu tiên từ “Atlas” được sử dụng cho một tập sách in loại này.
Sau khi những sách bản đồ thế giới khổ lớn đã được nổi tiếng, người ta bắt đầu ra những sách bản đồ nhỏ dễ mang theo và rẻ tiền hơn. Sách bản đồ lớn của Mercator được xuất bản thành khổ nhỏ hơn với tựa đề Atlas Minor với ít là 27 lần xuất bản và sách bản đồ Theatrum của Ortelius chẳng bao lâu sau cũng đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng thành trên mươi tập Epitomes khổ bỏ túi. Từ nay những người châu Âu quan tâm có thể mang theo trong túi mình hình ảnh cập nhật nhất của trái đất.
Máy in cũng có một sức mạnh kinh khủng là mở rộng thế giới và phổ biến kiến thức về những phát minh bằng những gói hàng tiện sử dụng. Hàng trăm và hàng ngàn tấm bản độ in được xuất hiện ra nước ngoài. Một khi máy in đã làm ra sản phẩm, thì không có sức mạnh nào, không có đạo luật nào có thể thu hồi thông tin trở lại. Một cuốn sách in sau có thể nói ngược lại cuốn sách in trước, nhưng không thể nào xóa sạch hay loại bỏ cuốn sách trước. Những người đốt sách, kiểm duyệt sách chỉ làm việc uổng công.
Không giống với một thủ bản chỉ cần bút mục, giấy và tài khéo của người chép, một cuốn sách in đòi một sự đầu tư nặng vốn. Ngoài việc cần có một lượng lớn giấy mực để in ra nhiều bản, còn cần có phông chữ và máy in. Việc chế khuôn bằng gỗ hay bằng đồng để in một bản đồ rất tốn kém. Một khi đã bắt đầu rồi thì không thể bỏ dở mà phải tìm cách bán cho được.
Việc in bản đồ đã sớm trở thành một công việc thương mại lớn. Chỉ không đầy 20 năm sau khi có cuốn sách in Kinh Thánh của Gutenberg, đã xuất hiện ấn bản đầu tiên của bộ sách Địa lý đồ sộ của Ptolêmê, rồi nhiều lần xuất bản khác nối tiếp. Sau năm 1500, các bản đồ xuất khỏi xưởng in đều đặn và ngày càng nhiều. Henricuss Martellus là người đã cập nhật bản dịch Ptolêmê mà Colômbô sử dụng, là chuyên viên đầu tiên trong ngành in và bán bản đồ. Trong tác phẩm của Waldseemuller vào năm 1507, chúng ta đã thấy một nhà in dù rất nhỏ tại một nơi hẻo lánh cũng có thể có ảnh hưởng lớn biết chừng nào.
Gerardus Mercator (1512-1594) là con người độc đáo nhất và ảnh hưởng nhất trong số những người chớp được thời cơ này. Ông đã biến đổi quan niệm về bản độ thế giới phù hợp với thời đại mới. Khoa vũ trụ trở thành khoa địa lý và ông đã tìm cung cấp cho những nhà buôn, những nhà quân sự và những nhà hàng hải, không chỉ những bản đồ sơ sài về các bờ biển, mà là những hình ảnh của toàn thể hành tinh.
Đóng góp thời đại của Mercator cho các nhà hàng hải là “phương pháp dọi chiếu Mercator”. Các nhà hàng hải cảm thấy khó sử dụng họa đồ biển vì những họa đồ ấy không để ý tới tính hình cầu của trái đất. Trên mặt đất hình cầu, các đường kinh tuyến đồng quy tại một điểm ở các cực. Làm cách nào để đưa một khúc của đường kinh tuyến này lên mặt phẳng của một tờ giấy để nhà hàng hải có thể đặt la bàn của mình theo một đường thẳng? Mercator đã tìm ra cách. Ông tưởng tượng ra những đường kinh tuyến giống như những đường cắt vòng quanh vỏ một quả cam, rồi gỡ những khía vỏ này ra và đặt chúng xuống sát cạnh nhau trên mặt bàn. Coi những đoạn vỏ cam này như có tính co dãn, ông kéo dãn những điểm hẹp, trải chúng ra để làm cho mỗi khía thành một hình chữ nhật tuần tự để sát cạnh nhau từ trên xuống dưới. Thế là toàn thể mặt vòng cầu, tiêu biểu cho mặt trái đất, trở thành một hình chữ nhật lớn, với những đường kinh tuyến song song nhau từ Bắc Cực tới Nam Cực. Bằng cách kéo dãn một cách cẩn thận, hình dạng của bề mặt có thể giữ nguyên, nhưng kích thước của chúng lớn ra. Đó là phương pháp dọi chiếu Mercator, theo đó bề mặt hình cầu của trái đất bây giờ trở thành một hình chữ nhật phẳng được chia thành những ô bởi những đường thẳng song song là kinh tuyến và vĩ tuyến. Sau đó với những dụng cụ vẽ đơn sơ, người hàng hải có thể đánh dấu vị trí ổn định của la bàn thành một đường thẳng cắt ngang tất cả các đường kinh tuyến hay vĩ tuyến theo một góc bằng nhau. Vào cuối thế kỷ 20, các nhà hàng hải ở vùng biển sâu vẫn còn sử dụng phương pháp dọi chiếu Mercator cho hơn 90 phần trăm công việc của họ.
Là con người hoạt động và năng nổ, Merator có một lợi thế là được học hành đến nơi đến chốn. Sinh tại Flanders, ông học triết học và thần học ở Đại học Louvain, rồi chuyển sang toán học và thiên văn học và cũng học thêm nghệ thuật khắc, chế tạo dụng cụ và trắc địa. Tác phẩm đầu tay của ông năm 1517 là một bản đồ Palestin với tỷ lệ nhỏ. Sau đó ông qua ba năm làm đủ thứ công việc từ trắc địa đến vẽ thiết kế và khắc cho tác phẩm Exactissima Flandriea Descriptio (Mô tả xứ Flanders chính xác nhất), là tác phẩm được nhìn nhận là có giá trị hơn tất cả mọi tác phẩm loại này trước kia, nhờ đó ông được giao công việc làm một quả cầu cho Vua Charles V. Khi Merator giao quả cầu vào năm 1541, vua truyền cho ông chế tạo một bộ dụng cụ vẽ thiết kế và trắc địa, gồm cả một đồng hồ mặt trời, để sử dụng cho quân đội.
Phép dọi chiếu của Mercator dựa theo khung kinh tuyến và vĩ tuyến của Ptolêmê, nhưng ông đã bổ sung những ứng dụng cho ngành hàng hải. Bản đồ thế giới đầu tiên của ông (1538) là bản đồ đầu tiên có có Bắc Mỹ và Nam Mỹ, vẫn cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của Ptolêmê. Nhưng ông là con người sáng tạo. Trên bản đồ lớn của ông về châu Âu (1554), Địa Trung Hải không còn dài thòng như kiểu Ptolêmê truyền thống nữa, ngược lại chỉ có 52 độ chiều dài và như thế gần đúng với kích thước thực sự hơn. Ông cũng thiết lập một tiêu chuẩn mới cho ngành khắc bản đồ và kiểu chữ nghiêng cho việc viết các tên trên bản đồ.
Người bạn trẻ năng nổ của Mercator là Abraham Ortelius (1527-1598) sinh tại miền nam nước Hà Lan. Ông không được học đại học, nhưng lại có tài kinh doanh xuất chúng.
Khác với Mercator, Ortelius đến với khoa trắc địa không phải qua toán học và thiên văn học, mà qua việc sử dụng bản đồ như một thứ hàng hóa. Ngay từ tuổi 20, ông đã tô vẽ các bản đồ và được nhận vào trong hội của ngành này. Để giúp đỡ mẹ và hai em gái sau khi cha chết, ông trở thành một nhà buôn. Ông mua bản đồ, đưa cho các em ông đóng khung vải, rồi tô màu và đem bán ở Frankfurt hay một chợ phiên nào đó. Khi công việc buôn bán phát triển, ông thường xuyên đi vòng các nước Anh, Đức, ý và Pháp, mua những bản đồ tốt nhất ở khắp châu Âu thời đó và đem trở về trung tâm Antwerp của mình.
Trong những thời buổi rối loạn về tranh chấp tôn giáo ấy, các nhà buôn ở Antwerp bức bách cần có những bản đồ cập nhật và đáng tin cậy về những kết quả mới nhất của các cuộc chiến tranh tôn giáo và chính trị. Lý do là vì nếu không có bản đồ, họ không thể dự trù những lộ trình ngắn nhất và ít rủi ro nhất cho hàng hóa của họ. Ortelius được đặt hàng tìm cho họ những bản đồ đáng tin cậy nhất và đồng nhất về kích thước. Mọi bản đồ phải được in trên một tờ giấy duy nhất khổ 28 x 24 inches, là khổ giấy lớn nhất được chế tạo thời ấy. Sau đó phải đóng lại thành một quyển gồm ba mươi tờ, với khổ thích hợp để cất giữ và tiện sử dụng.
Khi làm công việc này, Ortelius đã vô tình phát minh ra một loại sách mới, sách bản đồ địa lý thời đại mới. Ông thấy nếu đóng nhiều cuốn sách này lại với nhau thì rất tốt cho thị trường phổ thông. Với sự giúp đỡ của bạn mình là Mercator, ông thu thập những bản đồ tốt nhất, thu nhỏ những bản đồ lớn xuống theo tỷ lệ chuẩn và nhận được sự hợp tác của một người bạn khác là Christophe Plantin, chủ nhà in Antwerp. Sách Theatrum orbis Terrarum (Bản đồ Thế giới) được xuất xưởng in Antwerp của Plantin ngày 20 tháng 5 năm 1570, là cuốn sách bản đồ hiện đại đầu tiên được xuất bản sau 10 năm làm việc. Nó có khổ lớn hơn nhiều so với khổ ông làm theo đặt hàng trước đây và chứa 53 bản đồ bằng bản in đồng, kèm theo một bản văn mô tả. Một đặc điểm mới lạ là nó có danh sách của nhà xuất bản nêu tên của 87 tác giả của các bản đồ mà nó đã tham khảo hay in lại.
Ngay lập tức sách bản đồ của Ortelius đã đạt được thành công thương mại lớn. Sau 3 tháng, đã có yêu cầu tái bản và bản văn tiếng Latinh được dịch sang tiếng Hà Lan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, ý và Anh. Vào lúc Ortelius chết (1598), đã có 28 lần xuất bản và vào năm 1612 đã có 40 lần xuất bản. Tiếng tăm và tiền bạc đã đến với Ortelius, vì ông còn tư vấn cho những nhà địa lý hàng đầu của thời ấy trong những lần ông đi quanh châu Âu. Ông được chọn làm nhà địa lý cho vua Philip II của Tây Ban Nha.
Riêng Mercator cũng đã có kế hoạch xuất bản bộ sách bản độ ba cuốn chứa những bản đồ tốt nhất của toàn thể thế giới. Ông đã xuất bản được 2 cuốn trước khi chết vào năm 1594 và con ông là Rumold đã hoàn tất công trình năm 1595 với tựa đề theo kiểu cổ và có vẻ khoa trương mà Mercator đã chọn: Atlas, hay những suy tư vũ trụ học về việc tạo dựng vũ trụ và vũ trụ được nhìn như một tạo vật (Atlas sive Cosmographicae meditationes de fabrica mundi et jabricati figura). Chỉ trong một ít năm đã có 31 lần xuất bản bộ atlas này theo khuôn khổ folio (khổ giấy đôi). Tuy Ortelius đã xuất bản một sách bản đồ, nhưng đây là lần đầu tiên từ “Atlas” được sử dụng cho một tập sách in loại này.
Sau khi những sách bản đồ thế giới khổ lớn đã được nổi tiếng, người ta bắt đầu ra những sách bản đồ nhỏ dễ mang theo và rẻ tiền hơn. Sách bản đồ lớn của Mercator được xuất bản thành khổ nhỏ hơn với tựa đề Atlas Minor với ít là 27 lần xuất bản và sách bản đồ Theatrum của Ortelius chẳng bao lâu sau cũng đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng thành trên mươi tập Epitomes khổ bỏ túi. Từ nay những người châu Âu quan tâm có thể mang theo trong túi mình hình ảnh cập nhật nhất của trái đất.