Đã rất lâu rồi, ở đất nước Ba Lan xa xôi có một nhà soạn nhạc tài năng, yêu nước và đam mê hoạt động cách mạng. Đó là Michał Kleofas Ogiński (1765-1833). Cậu bé Ogiński sinh ra trong một gia đình quý tộc ở gần Warsaw, thủ đô của Ba Lan. Lớn lên, Ogiński tham gia hoạt động chính trị, tham gia vào nghị viện để tiếp nối truyền thống gia đình. Mặc dù được học nhạc lý, được dạy chơi piano và violin từ nhỏ nhưng âm nhạc với Ogiński không phải là sự nghiệp suốt đời. Tuy không có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, nhưng Ogiński đã góp nhiều công sức vào sự phát triển của nền âm nhạc Ba Lan thế kỷ 19. Các bản polonaise của ông tạo ảnh hưởng lớn đến những tác phẩm trong thời kỳ đầu sáng tác của Chopin. Ogiński đã sáng tác rất nhiều polonaise cho cây đàn piano, chơi solo, hai tay, ba tay hay thậm chí bốn tay, những tác phẩm đã nổi tiếng trên khắp các thủ đô Châu Âu như Lwow, Warsaw, Berlin, Vienna, Dresden, Prague, Paris, hay London sương mù. Năm 1823, Ogiński viết bản polonaise nổi tiếng nhất của ông – Polonaise số 13 cung La thứ - Pożegnanie Ojczyzny - Tạm biệt quê hương (Farewell to the Fatherland).
Polonaise là tên gọi của một vũ khúc cổ của người Ba Lan xuất phát từ thế kỉ 16. Những nhạc sĩ tên tuổi như Bach, Handel, Beethoven đều đã sáng tác các tác phẩm kinh điển thể loại polonaise. Những bản polonaise đầu tiên được chơi ở nhịp 3/4, với tốc độ vừa phải và sáng tác cho nhạc cụ.
Cuốn hút và chinh phục người nghe, điệu nhảy đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi ở châu Âu vào thế kỷ 18. Polonaise vang lên trong sáng tác của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thời kỳ bấy giờ như Couperin, Handel, J.S.Bach, W.F.Bach… và muộn hơn trong âm nhạc của L.V.Beethoven, F.Schubert, M.I.Glinca, P.I.Tchaikovsky…
Những năm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi Ogiński sinh ra và lớn lên, vương quốc Ba Lan luôn ở trong tình trạng bị những thế lực ngoại bang Nga, Phổ, Áo tranh giành, xâu xé và người Ba Lan mất Tổ quốc, mất tự do ngay trên đất nước mình. Ngay từ khi còn rất trẻ, Ogiński đã mong muốn dành phần lớn cuộc đời mình để tham gia tham gia các phong trào Cách mạng cũng như đấu tranh chính trị nhằm khôi phục lại chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Sa hoàng đã hứa hẹn rất nhiều với Ogiński, nhưng rốt cục sau Đại hội Vienna (Áo) năm 1815, Ogiński đã nhận ra Sa hoàng phản bội lại lòng tin của ông và người dân Ba Lan không thể giành lại được Tổ quốc của mình. Đó là một cảm giác mênh mang và trống trải trong tâm hồn khi nhớ về Tổ quốc tươi đẹp đã vĩnh viễn mất đi mà không bao giờ có thể quay về nữa. Yêu thương, nhớ và nỗi buồn cứ như thế thấm vào tận sâu trong trái tim ông. Có thể cảm thấy mùi hương của tuyết lạnh xứ Ba Lan, cho đến tận khi tan ra chào màu xanh của mùa xuân tới. Tất cả vẻ đẹp dịu dàng mà đau nhói đó cứ vương vấn mãi trong những nốt nhạc, trong kí ức của nhà soạn nhạc. Người nghệ sĩ tâm hồn vốn lang bạt, nhưng tận sâu thẳm trong tim, nỗi buồn lớn nhất có lẽ là không có nơi để trở về.
Ogiński luôn coi bản thân mình là trước hết là một nhà cách mạng, sau đó mới là một nhà soạn nhạc. Đấu tranh vì đất nước Ba Lan xinh đẹp là cuộc đời của ông. Âm nhạc là hơi thở và niềm vui của ông, Polonaise cung La thứ đã trở thành tác phẩm nổi tiếng và được yêu mến trên khắp những miền đất Slavơ cho đến tận ngày nay.
Nghe guitar chơi bài này:Polonaise là tên gọi của một vũ khúc cổ của người Ba Lan xuất phát từ thế kỉ 16. Những nhạc sĩ tên tuổi như Bach, Handel, Beethoven đều đã sáng tác các tác phẩm kinh điển thể loại polonaise. Những bản polonaise đầu tiên được chơi ở nhịp 3/4, với tốc độ vừa phải và sáng tác cho nhạc cụ.
Cuốn hút và chinh phục người nghe, điệu nhảy đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi ở châu Âu vào thế kỷ 18. Polonaise vang lên trong sáng tác của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thời kỳ bấy giờ như Couperin, Handel, J.S.Bach, W.F.Bach… và muộn hơn trong âm nhạc của L.V.Beethoven, F.Schubert, M.I.Glinca, P.I.Tchaikovsky…
Những năm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi Ogiński sinh ra và lớn lên, vương quốc Ba Lan luôn ở trong tình trạng bị những thế lực ngoại bang Nga, Phổ, Áo tranh giành, xâu xé và người Ba Lan mất Tổ quốc, mất tự do ngay trên đất nước mình. Ngay từ khi còn rất trẻ, Ogiński đã mong muốn dành phần lớn cuộc đời mình để tham gia tham gia các phong trào Cách mạng cũng như đấu tranh chính trị nhằm khôi phục lại chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Sa hoàng đã hứa hẹn rất nhiều với Ogiński, nhưng rốt cục sau Đại hội Vienna (Áo) năm 1815, Ogiński đã nhận ra Sa hoàng phản bội lại lòng tin của ông và người dân Ba Lan không thể giành lại được Tổ quốc của mình. Đó là một cảm giác mênh mang và trống trải trong tâm hồn khi nhớ về Tổ quốc tươi đẹp đã vĩnh viễn mất đi mà không bao giờ có thể quay về nữa. Yêu thương, nhớ và nỗi buồn cứ như thế thấm vào tận sâu trong trái tim ông. Có thể cảm thấy mùi hương của tuyết lạnh xứ Ba Lan, cho đến tận khi tan ra chào màu xanh của mùa xuân tới. Tất cả vẻ đẹp dịu dàng mà đau nhói đó cứ vương vấn mãi trong những nốt nhạc, trong kí ức của nhà soạn nhạc. Người nghệ sĩ tâm hồn vốn lang bạt, nhưng tận sâu thẳm trong tim, nỗi buồn lớn nhất có lẽ là không có nơi để trở về.
Ogiński luôn coi bản thân mình là trước hết là một nhà cách mạng, sau đó mới là một nhà soạn nhạc. Đấu tranh vì đất nước Ba Lan xinh đẹp là cuộc đời của ông. Âm nhạc là hơi thở và niềm vui của ông, Polonaise cung La thứ đã trở thành tác phẩm nổi tiếng và được yêu mến trên khắp những miền đất Slavơ cho đến tận ngày nay.
(Nguồn: tuanvietnam.net)