Chiều mưa buồn, nghe rock suốt bùng cái tai, thay đổi không khí nên lục trong data trúng đĩa "The Greatest Classical Collection", nghe bài "The Blue Danube" thấy hay lạ, một tuyệt tác của điệu valse, nghe mà hồn mình cứ mãi chìm đắm vào trong đó...
Đôi điều về tác phẩm này:
Năm 1867, Johann Strauss Jr sáng tác “Donauwalzer” (bản nhạc valse sông Danube), tên đầy đủ của bản nhạc này là “An der schönen blauen Donau” (Bên dòng sông Danube xanh xinh đẹp). Bản nhạc nguyên thủy này không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm, có lẽ vì lời nhạc của nó do Josef Weyl đặt không được hay.
Vài tháng sau đó, khi Strauss tham dự Hội chợ Quốc tế Paris và cần gấp vài bản nhạc mới để trình diễn, ông đã chuyển bài này thành một phiên bản cho giàn nhạc hoà tấu. Tác phẩm thành công rực rỡ ngay từ buổi trình diễn đầu tiên với cái tên “Le beau Danube bleu”. Từ đó trở đi, Sông Danube xanh soạn cho giàn nhạc hoà tấu này được trình diễn khắp nơi và trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc được yêu thích nhất mọi thời đại.
Có một câu chuyện cảm động về bản "Sông Danube xanh" này như sau:
Nhạc sĩ thiên tài Johans Strauss sống trong tình yêu vô bờ của vợ, một tình yêu đằm thắm, sâu sắc, dịu ngọt, đầy bổn phận và nghĩa cử bao dung. Một ngày bà phát hiện ông chồng bay bổng như đi trên mây, tìm hiểu, bà biết, ông đang lạc vào tình yêu mới với một cô gái trẻ trung xinh đẹp từ xa tới.
Một buổi sáng, bà tìm đến khách sạn, gõ cửa phòng cô nhân tình của chồng. Cô gái trẻ sững sờ, tưởng được chạy rơi vào cánh tay cuồng si của chàng, thay vào đó là lại là vợ chàng xuất hiện. Cô chờ đợi, chờ những tiếng rít của ghen tuông sẽ quật nát không khí nôn nao... Nhưng không một tiếng ca thán, quý bà nói lời cám ơn cô gái đã làm cho chồng mình hạnh phúc và dặn cô hãy chú ý đến bệnh phổi của ông, hãy mặc thêm áo ấm cho ông mỗi khi trời tối. Cô chưa hết bàng hoàng thì bà đã tạm biệt, đóng cửa rồi đi. Cô khóc, vì yêu, vì xót, và vì những điều gì hơn thế nữa... Chợt cô tỉnh ra, chạy ra cửa để nhìn theo quý bà. Đúng lúc, quý bà ra đến cửa khách sạn, tất cả những gì cao thượng bà đã "cất cánh" hết để nói cho cô gái, giờ đây đúng lúc toàn bộ gánh nặng của cơn đau trần gian đè lên trái tim bà ... Bà lảo đảo ngã quỵ... Không cần suy nghĩ nhiều hơn, cô gái thu xếp va li để ra đi, bởi cô không thể có mặt thêm làm tổn thương một người phụ nữ cao thượng đến vậy. Anh chồng đến khách sạn gặp người yêu, đúng lúc gặp vợ ngất xỉu, anh liền lo lắng đưa bà vợ đi bệnh viện. Khi liều thuốc hồi sức đầu tiên vừa kịp làm người vợ thức tỉnh, thì bà xin lỗi ông đã tự tìm gặp cô gái ... Thế là chàng Strauss phóng ngay đến khách sạn, nhưng nàng đã ra đi. Chàng đuổi theo, ra đến cảng, thì vừa lúc con tàu rúc còi rời bến... Strauss đứng như trời trồng, đau khổ tột cùng, nhưng ông thấy mình hạnh phúc vô biên, ông đã được hai người phụ nữ xứng đáng yêu, cả hai đều cao thượng, và đều biết hy sinh tâm hồn vị kỷ... Và trên bến sông tâm hồn ông tuôn trào thành một giai điệu ngây ngất của tình yêu, bản Danube xanh sau này được nhiều người coi là vua của các bản nhạc Valse.
Nghe bài “Dòng sông xanh” lời Việt của Phạm Duy - Thái Thanh hát:Đôi điều về tác phẩm này:
Năm 1867, Johann Strauss Jr sáng tác “Donauwalzer” (bản nhạc valse sông Danube), tên đầy đủ của bản nhạc này là “An der schönen blauen Donau” (Bên dòng sông Danube xanh xinh đẹp). Bản nhạc nguyên thủy này không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm, có lẽ vì lời nhạc của nó do Josef Weyl đặt không được hay.
Vài tháng sau đó, khi Strauss tham dự Hội chợ Quốc tế Paris và cần gấp vài bản nhạc mới để trình diễn, ông đã chuyển bài này thành một phiên bản cho giàn nhạc hoà tấu. Tác phẩm thành công rực rỡ ngay từ buổi trình diễn đầu tiên với cái tên “Le beau Danube bleu”. Từ đó trở đi, Sông Danube xanh soạn cho giàn nhạc hoà tấu này được trình diễn khắp nơi và trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc được yêu thích nhất mọi thời đại.
Có một câu chuyện cảm động về bản "Sông Danube xanh" này như sau:
Nhạc sĩ thiên tài Johans Strauss sống trong tình yêu vô bờ của vợ, một tình yêu đằm thắm, sâu sắc, dịu ngọt, đầy bổn phận và nghĩa cử bao dung. Một ngày bà phát hiện ông chồng bay bổng như đi trên mây, tìm hiểu, bà biết, ông đang lạc vào tình yêu mới với một cô gái trẻ trung xinh đẹp từ xa tới.
Một buổi sáng, bà tìm đến khách sạn, gõ cửa phòng cô nhân tình của chồng. Cô gái trẻ sững sờ, tưởng được chạy rơi vào cánh tay cuồng si của chàng, thay vào đó là lại là vợ chàng xuất hiện. Cô chờ đợi, chờ những tiếng rít của ghen tuông sẽ quật nát không khí nôn nao... Nhưng không một tiếng ca thán, quý bà nói lời cám ơn cô gái đã làm cho chồng mình hạnh phúc và dặn cô hãy chú ý đến bệnh phổi của ông, hãy mặc thêm áo ấm cho ông mỗi khi trời tối. Cô chưa hết bàng hoàng thì bà đã tạm biệt, đóng cửa rồi đi. Cô khóc, vì yêu, vì xót, và vì những điều gì hơn thế nữa... Chợt cô tỉnh ra, chạy ra cửa để nhìn theo quý bà. Đúng lúc, quý bà ra đến cửa khách sạn, tất cả những gì cao thượng bà đã "cất cánh" hết để nói cho cô gái, giờ đây đúng lúc toàn bộ gánh nặng của cơn đau trần gian đè lên trái tim bà ... Bà lảo đảo ngã quỵ... Không cần suy nghĩ nhiều hơn, cô gái thu xếp va li để ra đi, bởi cô không thể có mặt thêm làm tổn thương một người phụ nữ cao thượng đến vậy. Anh chồng đến khách sạn gặp người yêu, đúng lúc gặp vợ ngất xỉu, anh liền lo lắng đưa bà vợ đi bệnh viện. Khi liều thuốc hồi sức đầu tiên vừa kịp làm người vợ thức tỉnh, thì bà xin lỗi ông đã tự tìm gặp cô gái ... Thế là chàng Strauss phóng ngay đến khách sạn, nhưng nàng đã ra đi. Chàng đuổi theo, ra đến cảng, thì vừa lúc con tàu rúc còi rời bến... Strauss đứng như trời trồng, đau khổ tột cùng, nhưng ông thấy mình hạnh phúc vô biên, ông đã được hai người phụ nữ xứng đáng yêu, cả hai đều cao thượng, và đều biết hy sinh tâm hồn vị kỷ... Và trên bến sông tâm hồn ông tuôn trào thành một giai điệu ngây ngất của tình yêu, bản Danube xanh sau này được nhiều người coi là vua của các bản nhạc Valse.