1. Ăn nhanh dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường
2. Trẻ thiếu ngủ sẽ học kém
3. U nang buồng trứng không làm tăng nguy cơ K buồng trứng
4. Dậy sớm giảm nguy cơ béo phì
5. Vaccin biến HIV thành “nhiễm trùng nhỏ”
6. Nụ cười - phương thuốc tốt nhất cho bệnh mất trí nhớ
7. Phát hiện 3 gen mới gây bệnh tiểu đường týp 1
8. Mẹ ốm nghén nặng ảnh hưởng tới con
9. Thiếu vitamin B12 “làm não co rút”
10. Cà phê giảm nguy cơ trầm cảm
11. Triển vọng chữa viêm gan B, C từ cá mập
12. Uống rượu vừa phải làm giảm nguy cơ bệnh hen
13. Khói hương có thể gây ung thư
14. Tìm thấy gen chịu trách nhiệm về trí tuệ
2. Trẻ thiếu ngủ sẽ học kém
3. U nang buồng trứng không làm tăng nguy cơ K buồng trứng
4. Dậy sớm giảm nguy cơ béo phì
5. Vaccin biến HIV thành “nhiễm trùng nhỏ”
6. Nụ cười - phương thuốc tốt nhất cho bệnh mất trí nhớ
7. Phát hiện 3 gen mới gây bệnh tiểu đường týp 1
8. Mẹ ốm nghén nặng ảnh hưởng tới con
9. Thiếu vitamin B12 “làm não co rút”
10. Cà phê giảm nguy cơ trầm cảm
11. Triển vọng chữa viêm gan B, C từ cá mập
12. Uống rượu vừa phải làm giảm nguy cơ bệnh hen
13. Khói hương có thể gây ung thư
14. Tìm thấy gen chịu trách nhiệm về trí tuệ
1. Ăn nhanh dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường
Một nghiên cứu mới đây đã cảnh báo rằng những người thường ăn nhanh có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường.
Những người thường hay ăn nhanh gấp hai lần sẽ làm tăng khả năng làm xáo trộn tình trạng dung nạp glucose, được gọi là tiền tiểu đường, theo một nghiên cứu mới đây. Sự gia tăng này chưa từng thấy ở các mẫu thức ăn khác, bao gồm cả những người thường hay ăn vặt hay ăn đêm.
Tại Anh, 2.8 triệu người đã cho là không bị chẩn đoán loại 2, vì không đủ insulin – là một hormone cần thiết để chuyển đổi đường, tinh bột và các thức ăn khác thành năng lượng cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Trong những người bị tình trạng xáo trộn dung nạp glucose (IGT) nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để gây ra bệnh tiểu đường. Nó có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 nếu không được thực hiện các bước phòng ngừa. 40% đến 50% người dân với tình trạng xáo trộn dung nạp glucose (IGT) sẽ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng mười năm.
Trong nghiên cứu Nhật Bản - sau khi có tính đến trọng lượng, giới tính, tuổi tác, tiền sử gia đình của bệnh tiểu đường, hút thuốc và uống rượu, huyết áp và cholesterol - ăn nhanh là mô hình duy nhất mà tăng lên đáng kể nguy cơ phát triển của IGT. Một giả thuyết cho rằng ăn nhanh làm tăng đường huyết sau ăn, lượng đường trong máu ngay sau khi ăn.
2. Trẻ thiếu ngủ sẽ học kém
Theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, trẻ em 6 tuổi thường đi ngủ muộn và ngủ ít hơn 9 giờ mỗi đêm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, kỹ năng học tập và trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen ngủ của 142 trẻ em từ 6 đến 7 tuổi đang theo học tại các trường tiểu học khác nhau và đưa ra kết luận: những trẻ ngủ 8 hoặc 9 giờ mỗi đêm sẽ có thành tích học tập kém hơn so với những trẻ ngủ từ 9-11 giờ mỗi đêm. “Thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ ở kỹ năng ngữ pháp, phát âm, chính tả và hình thành câu. Đó là kỹ năng cơ bản và sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trẻ ở những môn học khác”, Ramon Cladellas, nhà tâm lý học Đại học Barcelona giải thích.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thiếu ngủ ở trẻ em hiện nay là do chúng dành thời gian quá nhiều xem tivi, máy tính và chơi game điện tử. Các bậc cha mẹ nên giúp trẻ duy trì thói quen ngủ tốt và khỏe mạnh và ngủ ít nhất 9 giờ mỗi đêm để đảm bảo việc học tập ở trường.
3. U nang buồng trứng không làm tăng nguy cơ K buồng trứng
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí BJOB, Anh cho thấy, phụ nữ trung niên bị u nang buồng trứng không có nguy cơ dẫn đến ung thư buồng trứng, ung thư vú, nội mạc tử cung.
Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng đối với hơn 200.000 phụ nữ từ 50-74 tuổi. Một nửa trong số này thường xuyên được siêu âm đều đặn và trong năm đầu tiên, kiểm tra đã xác định được 1.234 phụ nữ có u nang buồng trứng. TS. Usha Menon, Đại học London, trưởng nhóm nghiên cứu cùng các cộng sự sau 6 năm nghiên cứu phát hiện thấy trong 1.000 người có u nang buồng trứng thì có 5 người phát triển bệnh thành ung thư buồng trứng. Tỷ lệ này cho thấy người mắc u nang buồng trứng không có nguy cơ cao dẫn đến ung thư buồng trứng.
4. Dậy sớm giảm nguy cơ béo phì
Theo hãng tin UPI, một nghiên cứu mới ở Úc cho thấy dậy sớm hay trễ vào buổi sáng có thể tác động đến cân nặng của thiếu niên.
Chuyên gia Carol Maher và các cộng sự thuộc Đại học Nam Úc đã ghi nhận thời gian đi ngủ và thức giấc của 2.200 trẻ tuổi từ 9-16. Họ so sánh trọng lượng và việc sử dụng thời gian rỗi của những trẻ này trong 4 ngày.
Nghiên cứu cho thấy trẻ đi ngủ trễ và thức dậy trễ có nguy cơ bị béo phì cao hơn 1,5 lần so với trẻ đi ngủ sớm và thức dậy sớm.
Bên cạnh đó, trẻ đi ngủ trễ có xu hướng chây ì cao hơn 2 lần và có xu hướng ngồi trước ti vi, máy tính hoặc chơi game nhiều giờ hơn mức khuyến nghị 2,9 lần.
Ông Maher nói: “Trẻ đi ngủ trễ và thức dậy trễ và trẻ đi ngủ sớm và thức dậy sớm có thời gian ngủ gần như nhau. Các nhà khoa học gần đây nhận thấy trẻ ngủ ít hơn có xu hướng gánh chịu những tác động tồi tệ hơn về sức khỏe, bao gồm rủi ro thừa cân và béo phì. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian ngủ còn quan trọng hơn.”
5. Vaccin biến HIV thành “nhiễm trùng nhỏ”
Vaccin này có tên gọi là MVA-B.
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện ra rằng 22 trong số 24 người khỏe mạnh (92%) có phản ứng miễn dịch với HIV sau khi được tiêm vaccin MVA-B. Vaccin này bao gồm 4 loại gen HIV kích thích tế bào lympho T và B -dạng tế bào bạch cầu.
Giáo sư Mariano Esteban, người đứng đầu dự án nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia ở Madrid giải thích: “Cơ thể chúng ta có nhiều tế bào lympho, mỗi loại được lập trình để chiến đấu chống lại một tác nhân gây bệnh khác nhau. Việc “đào tạo” chúng sẽ là cần thiết khi gặp tác nhân gây bệnh như HIV - vốn không thể đánh bại được một cách tự nhiên”. Các tế bào B sản xuất kháng thể tấn công các virus trước khi chúng lây nhiễm sang các tế bào, trong khi các tế bào T phát hiện và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Nhìn chung, gần ¾ số người tham gia đã phát triển kháng thể HIV, cụ thể là 11 tháng sau khi tiêm vaccin. 92% đối tượng thử nghiệm xuất hiện một số loại phản ứng miễn dịch với HIV nhưng đó chưa đủ để bảo vệ cơ thể khỏi bị lây nhiễm loại virus này.
Giáo sư Esteban thừa nhận vaccin này mới ở giai đoạn đầu nhưng mang tính “hứa hẹn” vì mạnh hơn bất kỳ loại vaccin nào đang được nghiên cứu. Bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm đối với những người có HIV để xem nó có “điều trị” - làm giảm số lượng virus hay không. Ông tin rằng trong tương lai gần, HIV sẽ trở thành “nhiễm trùng nhỏ mạn tính” và chỉ dẫn đến bệnh khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
Giới khoa học gần đây cũng đã phát triển được một số vaccin chống HIV khá hiệu quả nhưng hầu hết mới chỉ dừng ở những thử nghiệm quy mô nhỏ.
6. Nụ cười - phương thuốc tốt nhất cho bệnh mất trí nhớ
Các nhà khoa học đã tìm thấy một số bệnh nhân ở nhà dưỡng lão khi được tiếp xúc thường xuyên với phương pháp chữa bệnh hài hước có tỉ lệ giảm 20% mức độ mất trí so với các bệnh nhân được chữa trị theo phương pháp chuẩn.
Các nhà nghiên cứu từ trường đại hộc New South Wales cho biết cười nhiều hơn sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu so với dùng các loại thuốc an thần. Nghiên cứu mang tên SMILE trong 3 năm qua đã được đưa đến thử nghiệm với 36 nhà dưỡng lão cùng với 400 bệnh nhân.
Phương pháp trị bệnh hài hước của Jean-Paul Bell, một người thường làm công việc giống như một “chú hề” bác sĩ cho trẻ em. Jean- Paul đã kết hợp các trò chơi, bài hát và những câu chuyện đùa để khuyến khích các bệnh nhân cao tuổi cười nhiều hơn. Vị bác sĩ đặc biệt này khoác ngoài một chiếc áo khoác xanh sáng, cùng với các nút áo màu đồng và phù hiệu trên vai, biểu diễn những các ca khúc vui nhộn của mình bằng chiếc đàn ghita tí hon ukulele.
Một thành viên trong đội ngũ nhân viên của viện dưỡng lão cũng sẽ được đào tạo trở thành người chuyên phụ trách việc pha trò, đảm bảo cho quá trình chăm sóc và thói quen hàng ngày của bệnh nhân luôn có được bầu không khí vui vẻ.
Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy hơn cả sự hài lòng, đó là các bệnh nhân trong nghiên cứu này ít bị mất trí nhớ hay rối loạn đến hơn 20 %. Người đứng đầu nghiên cứu là Lee-Fay Low của trường đại học New South Wale's cho biết: “20% là một tín hiệu đáng mừng khi thấy được hiệu quả của nụ cười, với tỉ lệ này, có tác dụng tương đương với việc bạn sử dụng thuốc an thần – một loại thuốc mà bạn sẽ phải thường xuyên sử dụng khi bị chứng tâm thần phân liệt hay rối loại thần kinh”.
Nhóm nghiên cứu cũng nói thêm rằng không chỉ riêng bệnh nhân mất trí nhớ hay bị các chứng bệnh liên quan đến thần kinh là người được hưởng lợi duy nhất từ nghiên cứu này. “Các nhân viên cũng cảm thấy hăng hái và giúp cho công việc được nâng cao và hiệu quả”.
Tiến sĩ Bell cũng nhấn mạnh thêm: “Toàn bộ ý tưởng đằng sau chương trình Play- Up này và những gì chúng tôi đang thực hiện tại viện y tế ở Úc sẽ khuyến khích những người già vui đùa nhiều hơn. Chúng tôi tin tưởng rằng họ hoàn toàn có thể nở nụ cười cho đến khi trút hơi thở cuối cùng”.
Ước tính có đến hơn một triệu người ở Anh đang phải sống chung với căn bệnh mất trí nhớ trong vòng 15 năm qua theo kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford.
7. Phát hiện 3 gen mới gây bệnh tiểu đường týp 1
Trong một phân tích trên diện rộng về dữ liệu di truyền liên quan tới bệnh tiểu đường, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi Philadenphia, Mỹ đã phát hiện ra 3 gen mới liên quan với bệnh tiểu đường týp 1.
Họ đã kiểm tra 6 cơ sở dữ liệu lớn về dữ liệu AND từ 10.000 bệnh nhân bị tiểu đường týp 1 và 17.000 người khoẻ mạnh.
Ngoài việc công nhận các kết quả từ những nghiên cứu trước, các nhà khoa học còn phát hiện ra 3 đột biến gen mới liên quan tới sự tương tác giữa protein với protein, viêm và hoạt động chỉ báo tế bào.
Phát hiện mới giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sinh học cơ bản của bệnh có thể dẫn tới các biện pháp điều trị mới.
Các kết quả này được đăng tải trực tuyến trên tạp chí the journal PLoS Genetics số ra ngày 29/9.
Trên thế giới hiện có khoảng 200 triệu người bị bệnh tiểu đường týp 1 và thường xuyên phải tiêm insulin để kiểm soát nồng độ đường huyết.
8. Mẹ ốm nghén nặng ảnh hưởng tới con
Một nghiên cứu Mỹ cho thấy trẻ được sinh bởi những bà mẹ bị ốm nghén nặng kéo dài suốt thai kỳ (HG) tăng nguy cơ bị các rối loạn tâm trạng và lo âu khi trưởng thành.
Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Nam California, Los Angeles giải thích trên tạp chí Journal of Developmental Origins of Health and Disease rằng: “HG, buồn nôn và nôn suốt thai kỳ, đặc trưng bởi stress, thiếu dinh dưỡng và mất nước kéo dài ở mẹ”.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 150 phụ nữ bị HG báo cáo về tiền sử rối loạn cảm xúc và hành vi ở anh chị em ruột của họ. Trong số những người tham gia, 55 người có mẹ bị bệnh này vì vậy anh chị em ruột của họ bị phơi nhiễm HG khi còn trong bụng mẹ, và 95 người có mẹ không bị HG do vậy anh chị em ruột của họ không bị phơi nhiễm.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích thông tin của 87 người ở nhóm phơi nhiễm và 172 người ở nhóm không phơi nhiễm (nhóm chứng).
Kết quả cho thấy anh chị em ruột ở nhóm phơi nhiễm dễ bị rối loạn tâm lý hoặc hành vi hơn đáng kể so với những người ở nhóm không bị phơi nhiễm, biệt là trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và lo âu.
Cụ thể là tỉ lệ bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và lo âu lần lượt là 16%, 8% và 7% ở nhóm bị phơi nhiễm so với tỉ lệ 3%, 2% và 2% ở những người trong nhóm không phơi nhiễm.
Tính chung, anh chị em ruột trong nhóm phơi nhiễm dễ bị một dạng rối loạn tâm lý và hành vi hơn 3,6 lần so với anh chị em ruột trong nhóm không bị phơi nhiễm.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nếu không điều trị đúng mức HG không chỉ gây ra những vấn đề sức khỏe thể chất và tâm thần trong thời gian ngắn ở người mẹ mà còn gây hậu quả lâu dài tới bào thai bị phơi nhiễm.
9. Thiếu vitamin B12 “làm não co rút”
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy, người cao tuổi có mức vitamin B12 thấp trong máu có nguy cơ bị co rút não và mất khả năng nhận thức.
Theo trang tin Top News, Tiến sĩ Christine C. Tangney thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Rush (Mỹ) và các cộng sự đã nghiên cứu 121 người tuổi từ 65 trở lên ở phía nam thành phố Chicago.
Những người này được lấy máu để đo mức vitamin B12 và các chất chuyển hóa liên quan vitamin này vốn có thể là dấu hiệu chỉ báo tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
Họ cũng trải qua các cuộc kiểm tra về việc ghi nhớ cùng những kỹ năng nhận thức khác.
Qua 4,5 năm theo dõi sau đó, nhóm nghiên cứu chụp ảnh não của các đối tượng nghiên cứu bằng máy chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) để đo dung lượng não cũng như xem xét những dấu hiệu tổn thương não khác.
Kết quả cho thấy, có 4/5 dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt vitamin B12 liên quan đến việc đạt điểm thấp hơn trong các cuộc kiểm tra về nhận thức và dung lượng não nhỏ hơn.
“Phát hiện của chúng tôi dứt khoát cần phải được giải thích thêm. Còn quá sớm để nói rằng việc tăng cường mức vitamin B12 ở người cao tuổi thông qua chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc bổ sung có thể ngăn chặn tình trạng này, nhưng đó là một vấn đề thú vị cần khám phá”, tiến sĩ Tangney cho biết.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Neurology.
10. Cà phê giảm nguy cơ trầm cảm
Còn chưa rõ tại sao cà phê lại có tác dụng chống trầm cảm song các tác giả tin rằng chất caffein trong cà phê có thể làm thay đổi chất hóa học trong não. Cà phê được lọc hết caffein không có tác dụng tương tự.
Các kết quả này, được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine, bắt nguồn từ một nghiên cứu gồm hơn 50.000 nữ y tá Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Y Harvard đã theo dõi sức khỏe của những phụ nữ này trong hơn 1 thập kỷ từ năm 1996 đến 2006 và dựa trên bảng hỏi để ghi lại mức độ tiêu thụ cà phê.
Tổng cộng có hơn 2.600 phụ nữ bị trầm cảm trong thời gian theo dõi. So với những phụ nữ uống ≤ 1 tách cà phê/tuần thì những phụ nữ uống từ 2 đến 3 tách cà phê/ngày giảm 15% nguy cơ bị trầm cảm. Những người uống ≥ 4 tách cà phê/ngày giảm 20% nguy cơ.
Mối liên quan giữa tăng lượng cà phê tiêu thụ và giảm nguy cơ trầm cảm vẫn giữ nguyên sau khi xem xét các yếu tố liên quan khác.
Hiện tại các chuyên gia khuyến cáo tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm về mối liên quan này và còn quá sớm để khuyến nghị phụ nữ uống nhiều cà phê hơn để cải thiện tâm trạng.
11. Triển vọng chữa viêm gan B, C từ cá mập
Squalamine, hợp chất duy nhất có trong cơ thể loài cá mập có thể là giải pháp điều trị đầy hứa hẹn đối với các bệnh viêm gan B, viêm gan C và các bệnh do virus khác ở người.
Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí PNAS Early Edition điện tử. Nhà nghiên cứu Michael Zasloff và các đồng nghiệp ở Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, Mỹ lần đầu tiên phát hiện ra squalamine gần 20 năm trước khi nghiên cứu cá mập để tìm ra loại thuốc kháng sinh mới mang nguồn gốc tự nhiên. Điều đặc biệt là hệ miễn dịch của cá mập đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Chúng gần như “miễn nhiễm” với virus trong khi các loài động vật có xương sống khác không tránh khỏi virus, mà squalamine chính là mấu chốt.
Với hợp chất squalamine được tổng hợp từ phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã thấy tác dụng chống lại virus của nó rất rõ ràng trong các tế bào ở gan, máu, đó là những virus gây ra bệnh viêm gan B, C, D, sốt vàng da, sốt xuất huyết. Thay vì tiêu diệt virus, squalamine lại giúp tế bào trong gan và mạch máu bằng cách thay đổi cân bằng điện trong tế bào, từ đó loại trừ protein cần thiết để virus có thể sao chép, ngăn chặn quá trình lây nhiễm. Trong năm 2012, thuốc có chứa squalamine sẽ chính thức được thử nghiệm trên người.
12. Uống rượu vừa phải làm giảm nguy cơ bệnh hen
Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch sử dụng một lượng vừa phải đồ uống có cồn có thể giảm nguy cơ bệnh hen.
Nghiên cứu, được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Hô hấp châu Âu tại Amsterdam, cho thấy uống từ 1-6 đơn vị rượu/tuần có thể giảm nguy cơ bị bệnh này.
Nghiên cứu đã xem xét 19.349 cặp song sinh độ tuổi từ 12 đến 41. Tất cả những người tham gia hoàn thành bảng hỏi tại thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu để so sánh mức độ sử dụng đồ uống có cồn với nguy cơ bị bệnh hen trong hơn 8 năm.
Kết quả cho thấy nguy cơ bị hen thấp nhất là ở nhóm sử dụng đồ uống có cồn ở mức vừa phải, dưới 4% những người uống 1-6 đơn vị rượu bia/tuần bị hen. Ngược lại, những người không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng đồ uống có cồn dễ bị hen hơn 40%, trong khi những người tiêu thụ nhiều rượu bia tăng 20% nguy cơ.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên quan giữa sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn và bệnh hen, tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa lượng đồ uống có cồn và khởi phát bệnh hen ở người lớn trong thời gian dài.
13. Khói hương có thể gây ung thư
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, nếu thỉnh thoảng mới thắp vài nén hương thì không sao, nhưng nếu thường xuyên thì khói hương có thể gây ung thư.
Hương không thể thiếu trong các nghi lễ tôn giáo ở phương Đông mà chủ yếu là đạo Phật và tục thờ cúng gia tiên của một số dân tộc. Chúng làm tăng vẻ thiêng liêng của nghi lễ.
Gần đây trên thế giới cũng phát triển cách chữa bệnh gọi là hương học trị liệu (aromatherapy) trong đó có cả cách ngửi khói hương. Vì vậy các nhà khoa học Đan Mạch đã tiến hành một số nghiên cứu với mục đích tìm hiểu hương ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ con người.
Thông tin trên tờ MIGnews cho hay kết quả cho thấy rằng một số loại hương phổ biến mùi rất thơm chẳng những không có lợi gì cho cơ thể mà ngược lại, rất có hại đối với sức khoẻ.
Các nhà khoa học cảnh báo nều trong nhiều năm, tiếp xúc với khói hương một cách có hệ thống (ví dụ sống trong các đền chùa chẳng hạn) sẽ tăng rất rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và đường hô hấp trên.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, trong trị liệu bằng hương thơm, một số tính chất người ta thường quảng cáo là có lợi như khói hương có thể làm tăng khả năng miễn dịch, giảm cảm giác đau, làm các vết thương mau lành cũng không đàng tin cậy và không phải là những đặc tính của hương.
Theo các nhà khoa học, sở dĩ hương độc hại là vì khi cháy trong khói hương chứa những chất gây ung thư thiên nhiên điển hình nguồn gốc hữu cơ như benzen, những hợp chất cacbonyl và những hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng.
14. Tìm thấy gen chịu trách nhiệm về trí tuệ
Những nghiên cứu trước đây đều khẳng định có mối liên hệ giữa di truyền và trí tuệ nhưng chưa tìm ra được những dẫn chứng. Một công trình mới đăng trên Tạp chí Molecular Psychiatry, lần đầu tiên chỉ ra một cách cụ thể những yếu tố nào về di truyền ảnh hưởng tới sự sâu sắc của tư duy.
Những nghiên cứu trước đây đều khẳng định có mối liên hệ giữa di truyền và trí tuệ nhưng chưa tìm ra được những dẫn chứng. Một công trình mới đăng trên tạp chí Molecular Psychiatry, lần đầu tiên chỉ ra một cách cụ thể những yếu tố nào về di truyền ảnh hưởng tới sự sâu sắc của tư duy.
Trang Rbc của Nga cho hay, các nhà khoa học đã nghiên cứu mối liên quan giữa trí tuệ và ADN của trên 3.500 người dân sống tai Edinburgh, Aberdin, Newcastle và Manchester, Anh Quốc và kết luận từ 40% đến 50% sự sắc sảo của trí thông minh là do di truyền.
Để giải thích điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên nửa triệu chất đánh dấu (marker) di truyền ở từng người tình nguyện. Họ đã dùng phương pháp phân tích mới do các đồng nghiệp Australia tại Brisbane dưới sự chỉ đạo của giáo sư Peter Visher đề xuất.
Theo giáo sư Neil Peddleton, trường Đại học Manchester, chủ nhiệm đề tài thì nhờ phương pháp này, họ phát hiện đích danh gen nào chịu trách nhiệm về trí tuệ về các đặc trưng khác ở người.
Giáo sư Peddleton nói: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng số gen có ảnh hưởng đến trí tuệ là rất lớn, cũng như các đặc trưng khác của cơ thể con người như chiều cao chẳng hạn cũng do một lượng lớn gen kiểm soát. Những kết quả thu được đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn các gen này tương tác với nhau ra sao, phản ứng trước những yếu tố ngoại cảnh như thế nào, và vai trò của chúng khi hình thành trí tuệ. Thời gian tới đây, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu xem liệu có một cơ chế sinh học nào đó duy trì được khả năng trí tuệ của chúng ta cho đến khi già mà không bị suy thoái không”.