Hồi đi học phổ thông, môn học có lẽ vô bổ nhất, mà mức độ phải xếp cạnh môn Toán Tính, đó là môn Pháp Văn. Tôi phải học Pháp Văn nhiều năm, học thuộc hàng trăm mẫu câu, để rồi sau đó tôi không hề có ý định sử dụng bất kì mẫu câu nào đã học. Ví dụ ông giáo Pháp Văn cứ bắt tôi phải nói câu sau đây khi bắt chuyện với một người Pháp: "Comment allez-vous?". Câu ấy té ra có nghĩa là: "Bạn đi như thế nào?". Tại sao lại đi hỏi một câu ngớ ngẩn đến thế được kia chứ? Một người Pháp bình thường chắc chắn sẽ cho rằng người Mĩ chúng ta ngớ ngẩn hết cả. Và tình trạng đó không thể cải thiện gì hơn, nếu những người Mĩ như quí vị cứ tiếp tục dạo bước trên đường phố Paris và sử dụng cái vốn tiếng Pháp học ở trường:
Quí vị: Comment allez-vous? (Bạn đi như thế nào?)
Người Pháp: Je vais à pied, evidemment. Vous devez avoir les cerveux d une truite. (Tôi đi bằng chân, rõ quá rồi. Ðầu của ông phải chăng là một nắm bã đậu).
Quí vị: Où est la bibliothèque? (Thư viện ở đâu?).
Người Pháp: Partez, s il vous plait. J ai un fusil (Xin ông xéo đi cho. Tôi mang súng đây này.)
Kiến thức Pháp Văn của bà vợ tôi cũng không khá hơn là mấy. Cô ấy học thuộc được hai mẫu câu "Je me suis casse la jambe" ("Tôi bị gãy chân") và "Elle n est pas jolie" ("Nó chẳng xinh"). Tôi thật không hình dung nổi là có thể dùng những câu ấy ở đâu. Cứ cho là vợ tôi đến Pháp và chẳng may bị gẫy chân đi nữa:
Vợ tôi: Je me suis casse la jambe. (Tôi bị gãy chân).
Người qua đường: C est dommage. (Rất lấy làm tiếc.)
Vợ tôi: Elle n est pas jolie. (Nó chẳng xinh)
Người qua đường: Bien, excusez-nous pour vivre. Vous n êtes pas un grand prix vous-même. (Ô, xin lỗi. Bà cũng chẳng cao giá gì đâu.)
Với cung cách này, sẽ chẳng có chiếc xe cứu thương nào đến chở vợ tôi đi cả. May lắm là người qua đường kia không cho cô ấy một bãi nước bọt.
Mặc dù luôn bị ông giáo bắt nói những mẫu câu dở hơi như vậy, tôi vẫn bám trụ học Pháp Văn. Vì lúc bấy giờ, nếu không học Pháp Văn thì phải học tiếng Latin còn vô bổ hơn nữa. Lí do là những người nói tiếng Latin đã chết hết rồi. Hơn nữa tất cả những gì người ta phải đọc bằng tiếng Latin chỉ là Caesar trong trận Gaulois, ở đó Caesar cứ lải nhải mãi mà không đánh. Ðó là trận chiến buồn tẻ nhất trong lịch sử. Kết cục là dân La Mã chán quá nên đã phế bỏ chính quyền đế quốc và không dùng tiếng Latin nữa. Thực tế là họ đã bỏ luôn không dùng một ngôn ngữ nào hết và hậu duệ của họ trao đổi thông tin nhờ các động tác kí hiệu bằng tay.
Tôi cũng từ chối luôn môn tiếng Ðức, bởi vì ngôn ngữ này rắc rối quá mức cần thiết. Ví dụ từ "con mèo" trong tiếng Ðức là "einfuhrungaltfriesischenspraakuntworterbuchgegenwart". Có lẽ phải mất hai ngày mới gọi được bữa trưa ở Ðức.
Rốt cuộc bây giờ tôi biết rất ít ngoại ngữ, hơn nữa những gì tôi biết cũng chỉ là những mẫu câu thật ngớ ngẩn và vô bổ. Hầu hết dân Mĩ chúng ta cũng không thoát khỏi tình cảnh này. Nhưng không sao, quí vị cũng đâu cần phải biết ngoại ngữ làm gì. Không tin quí vị hãy đi du lịch các nước, quí vị sẽ thấy hầu như người dân nước ngoài nào mà chẳng biết nói tiếng Anh. Thực ra họ cũng chẳng biết ngoại ngữ gì đâu, họ vẫn dùng tiếng Anh hàng ngày thôi. Nhưng người nước ngoài cứ giả vờ nói tiếng nước ngoài để giải trí bằng cách làm những người Mĩ ngu ngốc chúng ta nói ra những câu ngớ ngẩn học được ở phổ thông như "Bạn đi như thế nào?"
Tóm lại, nếu phải chuẩn bị đi du lịch ngoại quốc, quí vị không nên học tiếng nước ngoài làm gì, vừa nhọc sức vô ích lại vừa bị người ta cười cho vào mũi. Thay vào đó, quí vị hãy tập phát âm thật chuẩn những mẫu câu tiếng Anh thông dụng dành cho du khách, ví dụ:
- Bạn biết nói tiếng Anh không?
- Lạy chúa! Làm ơn chỉ dùm nhà vệ sinh.
- Ðấy chắc không phải nhà vệ sinh thuộc loại mà người ta phải đứng như úp mặt vào góc phố và độ kín đáo không bằng giấu mặt sau một cái ô che nắng?
- Ơn chúa! Hi vọng ở nhà vệ sinh đó không có một bà béo trông cửa luôn chằm chằm theo dõi từng cử động của người ta nếu chưa thu được một ít tiền lệ phí, mặc dù nhà vệ sinh rõ ràng chưa từng được cọ rửa tí gì kể từ ngày nó được Visigoths xây dựng cách đây hơn một nghìn hai trăm năm.
- Cám ơn. Tiếng Anh của bạn rất khá.
Những mẫu câu này chắc chắn sẽ trợ giúp đắc lực cho quí vị mỗi khi đi công du nước ngoài. Ðiều quan trọng là để gây ấn tượng lâu dài và hiệu quả với những người ngoại quốc chủ nhà, quí vị phải chú ý phát âm những mẫu câu trên thật rõ ràng và to tiếng.
Quí vị: Comment allez-vous? (Bạn đi như thế nào?)
Người Pháp: Je vais à pied, evidemment. Vous devez avoir les cerveux d une truite. (Tôi đi bằng chân, rõ quá rồi. Ðầu của ông phải chăng là một nắm bã đậu).
Quí vị: Où est la bibliothèque? (Thư viện ở đâu?).
Người Pháp: Partez, s il vous plait. J ai un fusil (Xin ông xéo đi cho. Tôi mang súng đây này.)
Kiến thức Pháp Văn của bà vợ tôi cũng không khá hơn là mấy. Cô ấy học thuộc được hai mẫu câu "Je me suis casse la jambe" ("Tôi bị gãy chân") và "Elle n est pas jolie" ("Nó chẳng xinh"). Tôi thật không hình dung nổi là có thể dùng những câu ấy ở đâu. Cứ cho là vợ tôi đến Pháp và chẳng may bị gẫy chân đi nữa:
Vợ tôi: Je me suis casse la jambe. (Tôi bị gãy chân).
Người qua đường: C est dommage. (Rất lấy làm tiếc.)
Vợ tôi: Elle n est pas jolie. (Nó chẳng xinh)
Người qua đường: Bien, excusez-nous pour vivre. Vous n êtes pas un grand prix vous-même. (Ô, xin lỗi. Bà cũng chẳng cao giá gì đâu.)
Với cung cách này, sẽ chẳng có chiếc xe cứu thương nào đến chở vợ tôi đi cả. May lắm là người qua đường kia không cho cô ấy một bãi nước bọt.
Mặc dù luôn bị ông giáo bắt nói những mẫu câu dở hơi như vậy, tôi vẫn bám trụ học Pháp Văn. Vì lúc bấy giờ, nếu không học Pháp Văn thì phải học tiếng Latin còn vô bổ hơn nữa. Lí do là những người nói tiếng Latin đã chết hết rồi. Hơn nữa tất cả những gì người ta phải đọc bằng tiếng Latin chỉ là Caesar trong trận Gaulois, ở đó Caesar cứ lải nhải mãi mà không đánh. Ðó là trận chiến buồn tẻ nhất trong lịch sử. Kết cục là dân La Mã chán quá nên đã phế bỏ chính quyền đế quốc và không dùng tiếng Latin nữa. Thực tế là họ đã bỏ luôn không dùng một ngôn ngữ nào hết và hậu duệ của họ trao đổi thông tin nhờ các động tác kí hiệu bằng tay.
Tôi cũng từ chối luôn môn tiếng Ðức, bởi vì ngôn ngữ này rắc rối quá mức cần thiết. Ví dụ từ "con mèo" trong tiếng Ðức là "einfuhrungaltfriesischenspraakuntworterbuchgegenwart". Có lẽ phải mất hai ngày mới gọi được bữa trưa ở Ðức.
Rốt cuộc bây giờ tôi biết rất ít ngoại ngữ, hơn nữa những gì tôi biết cũng chỉ là những mẫu câu thật ngớ ngẩn và vô bổ. Hầu hết dân Mĩ chúng ta cũng không thoát khỏi tình cảnh này. Nhưng không sao, quí vị cũng đâu cần phải biết ngoại ngữ làm gì. Không tin quí vị hãy đi du lịch các nước, quí vị sẽ thấy hầu như người dân nước ngoài nào mà chẳng biết nói tiếng Anh. Thực ra họ cũng chẳng biết ngoại ngữ gì đâu, họ vẫn dùng tiếng Anh hàng ngày thôi. Nhưng người nước ngoài cứ giả vờ nói tiếng nước ngoài để giải trí bằng cách làm những người Mĩ ngu ngốc chúng ta nói ra những câu ngớ ngẩn học được ở phổ thông như "Bạn đi như thế nào?"
Tóm lại, nếu phải chuẩn bị đi du lịch ngoại quốc, quí vị không nên học tiếng nước ngoài làm gì, vừa nhọc sức vô ích lại vừa bị người ta cười cho vào mũi. Thay vào đó, quí vị hãy tập phát âm thật chuẩn những mẫu câu tiếng Anh thông dụng dành cho du khách, ví dụ:
- Bạn biết nói tiếng Anh không?
- Lạy chúa! Làm ơn chỉ dùm nhà vệ sinh.
- Ðấy chắc không phải nhà vệ sinh thuộc loại mà người ta phải đứng như úp mặt vào góc phố và độ kín đáo không bằng giấu mặt sau một cái ô che nắng?
- Ơn chúa! Hi vọng ở nhà vệ sinh đó không có một bà béo trông cửa luôn chằm chằm theo dõi từng cử động của người ta nếu chưa thu được một ít tiền lệ phí, mặc dù nhà vệ sinh rõ ràng chưa từng được cọ rửa tí gì kể từ ngày nó được Visigoths xây dựng cách đây hơn một nghìn hai trăm năm.
- Cám ơn. Tiếng Anh của bạn rất khá.
Những mẫu câu này chắc chắn sẽ trợ giúp đắc lực cho quí vị mỗi khi đi công du nước ngoài. Ðiều quan trọng là để gây ấn tượng lâu dài và hiệu quả với những người ngoại quốc chủ nhà, quí vị phải chú ý phát âm những mẫu câu trên thật rõ ràng và to tiếng.