Lại một lần nữa chúng ta lại có thêm bằng chứng - cứ như thể là độc giả luôn luôn đòi hỏi những bằng chứng mới - rằng bộ não dân Mĩ có kết cấu tương tự dầu gội đầu 2 trong 1.
Tôi muốn đề cập đến ở đây kết quả đợt thăm dò của Trường Ðại học Bắc Illinois về trình độ hiểu biết công nghệ của công dân Hoa Kì được thực hiện cách đây không lâu. Ðợt thăm dò này, tất nhiên, nhận tài trợ qua một quĩ của Chính phủ do những người dân đóng thuế đầy đủ như quí vị dựng lập, những người luôn luôn mong muốn tài trợ cho những hoạt động công ích mới cho xã hội.
Ðể thăm dò dân trí, các nhà nghiên cứu gọi điện đến những số điện thoại ngẫu nhiên và vấn đáp trong khoảng 30 phút với những câu hỏi về khoa học công nghệ kiểu như "phân tử là gì?" và những công dân ngẫu nhiên được chọn ấy đã đưa ra những câu trả lời dốt đến mức lố bịch mà nếu nghe thấy quí vị hẳn sẽ ngất xỉu tại chỗ.
Ồ, nhưng mà tôi vẫn cảm thấy có cái gì không ổn. Ðó là phương pháp. Chúng ta có thể phản đối: "Câu trả lời tất nhiên là ngốc nghếch rồi, bởi vì chỉ có những thằng ngốc mới chịu mất cả nửa giờ đồng hồ để nói chuyện với một người xa lạ gọi điện đến; có thể vào lúc đang bận bịu nhất, để hỏi xem phân tử là gì. Một người thông minh sẽ rú còi tàu hoả thẳng vào ống nghe và lập tức gác máy."
Nhưng dù sao đi nữa thì các nhà khoa học, sau khi nghiên cứu, đã đi đến kết luận rằng có một tỉ lệ rất lớn người Mĩ - có thể trong đó có cả quí vị hoặc người thân trong gia đình quí vị! - không nắm được những nguyên lí khoa học, công nghệ hiện đại.
Chẳng hạn khi được hỏi phân tử là gì, một người đã trả lời - xin quí vị lấy hơi chuẩn bị phá lên cười nhé - rằng phân tử là "một phần rất nhỏ một cái gì đó". Ha ha! Quí vị có thể tưởng tượng nổi không! Còn một vị khác khi được yêu cầu giải thích hoạt động của điện thoại đã trả lời rằng "có cái gì đó chuyển động theo dây dẫn". Ô hô hô! Tôi thật chưa từng bao giờ có được cảm giác như bị chọc một chiếc kim đan vào sườn thế này!
(Tôi xin được mở ngoặc ở đây để thật lòng giãi bày suy nghĩ riêng của mình. Tôi đã đọc đi đọc lại những câu trả lời trên, và chắc chắn rằng suốt đời cũng chẳng thể tìm thấy chúng sai ở chỗ nào cả. Theo như tôi biết thì phân tử chính là một phần gì đó rất nhỏ. Ðúng không? Còn sở dĩ điện thoại hoạt động được là do có cái gì đó truyền dọc theo dây dẫn. Nếu không thì người ta chăng dây như mạng nhện khắp nơi để làm gì? Ấy thế mà mấy cha khoa học ở Illinois lại khẳng định rằng đó là những câu trả lời ngốc nghếch nhất mà họ từng được nghe. Còn tôi thì tôi đâu muốn bị chọc quê bằng cách đứng lên khẳng định rằng những câu trả lời trên hoàn toàn OK đối với tôi.)
Mọi việc vậy là đã rõ, sự thiếu kiến thức thể hiện qua đợt điều tra trên đã chứng tỏ rằng chúng ta đang phải đối mặt với khủng hoảng kiến thức quốc gia, và cần tổ chức thêm khoảng vài chục đợt tài trợ từ Chính phủ Liên bang nữa để có thể bước đầu cải thiện tình thế này. Trong thời gian chờ đợi, tôi xin dành những dòng còn lại trong bài viết này để trình bày về công nghệ hiện đại. Mặc dù có nhiều người cho rằng đề tài này rất tẻ nhạt, nhưng tôi xin đoán chắc là quí vị sẽ tìm thấy cái gì đó ở đây... NÀY NÀY! QUÍ VỊ QUAY LẠI ĐÂY ĐI NÀO! Tôi nhắc lại là quí vị sẽ thấy ở đây những kiến thức khoa học vô vàn lí thú. Cuối cùng sẽ là một số câu hỏi kiểm tra.
CÔNG NGHỆ MỚI HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO
Toàn bộ khoa học công nghệ dựa trên nền tảng Năm máy cơ học cơ bản: bánh răng, đòn bẩy, dập ghim, cưa xích, và máy lái. Tất cả đều là những phát minh của nhà bác học lỗi lạc Hi Lạp cổ đại Archimedes, người vượt trội lên tất cả nhờ kiến thức cơ học của mình. Ông thường nói rằng "Hãy cho tôi một chiếc đòn bẩy đủ lớn, tôi sẽ bẩy trái đất lên". Thế là một hôm, tại bàn tiệc người ta cũng tìm được cho ông một chiếc đòn bẩy đủ lớn, và kết quả là Archimedes bị dẹt dí như lớp sơn chống gỉ.
Ðó là ứng dụng duy nhất mà loài người thừa hưởng được từ năm máy cơ học cho mãi đến mấy nghìn năm sau. Lí do là trước khi làm cho máy vận hành được, cần phải tìm cách khai thác năng lượng để cung cấp cho chúng từ những nguồn năng lượng để cung cấp cho chúng từ những nguồn năng lượng tự nhiên như nước là oxy. Nói chung với cơ cấu bánh răng thì còn đơn giản, nhưng với các cơ cấu khác thì rất phức tạp. Vậy là cần phải tìm ra loại năng lượng mới. Ðó chính là phát minh của Benjamin Franklin, nhà bác học lỗi lạc, mà tên tuổi gắn liền với một thí nghiệm nổi tiếng khi ông tự mình ra ngoài trời trong một cơn mưa bão, để thả một chiếc diều với dây kim loại nối xuống đất, kết quả là ông suýt chết vì bị một động cơ đốt trong rơi vào đầu.
Không lâu sau phát minh của Franklin là máy bay. Nếu quí vị có dịp ghé mắt nhìn vào những hình minh họa của giáo trình Vật lí dành cho học sinh phổ thông, quí vị sẽ thấy nguyên lí hoạt động của máy bay là do không khí tạo thành những mũi tên nho nhỏ đi vào phía dưới cánh máy bay - những mũi tên này chuyển động rất nhanh, vì thế chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, trừ khi uống thêm một liều thuốc mê trợ lực - và chúng đủ sức nâng cánh máy bay lên. Xin lưu ý ở đây là đủ để nâng cánh máy bay thôi. Còn làm sao mà sức mạnh của không khí lại có thể nâng cả thân máy bay lên được, nhất là khi trong đó chứa đầy các loại đồ ăn dành cho bữa lót dạ trong thời gian bay. Bây giờ người ta đã chứng minh được rằng sở dĩ máy bay bay được là do hành khách tin rằng máy bay máy bay đã cất cánh khỏi mặt đất, tượng tự như cách Dorothy trở về Kansas.
Ngày nay chúng ta đang sống trong Thời đại Khoa học phục vụ Ðời sống với ứng dụng công nghệ đủ loại như dàn âm thanh nổi, máy điều hoà nhiệt độ hoặc lò nướng bánh. Tất cả những thứ đó đều hoạt động dựa trên cùng một nguyên lí: điện tử được nạp vào qua các lỗ trên ổ cắm tường và đi vào các thiết bị, mà ở đó điện được chuyển thành âm nhạc, hơi mát và bánh mì nướng. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là điện thoại, loại thiết bị này hoạt động được là nhờ những phần rất nhỏ của một cái gì đó - còn gọi là "phân tử" - chuyển động dọc theo dây dẫn.
CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ
- Vào thời đó người ta vẫn chưa có sơn chống gỉ; đúng hay sai?
- Một công dân bình thường có thể mua còi tầu hoả ở đâu?
- Làm thế nào để có được tài trợ từ Chính Phủ Liên bang?
Tôi muốn đề cập đến ở đây kết quả đợt thăm dò của Trường Ðại học Bắc Illinois về trình độ hiểu biết công nghệ của công dân Hoa Kì được thực hiện cách đây không lâu. Ðợt thăm dò này, tất nhiên, nhận tài trợ qua một quĩ của Chính phủ do những người dân đóng thuế đầy đủ như quí vị dựng lập, những người luôn luôn mong muốn tài trợ cho những hoạt động công ích mới cho xã hội.
Ðể thăm dò dân trí, các nhà nghiên cứu gọi điện đến những số điện thoại ngẫu nhiên và vấn đáp trong khoảng 30 phút với những câu hỏi về khoa học công nghệ kiểu như "phân tử là gì?" và những công dân ngẫu nhiên được chọn ấy đã đưa ra những câu trả lời dốt đến mức lố bịch mà nếu nghe thấy quí vị hẳn sẽ ngất xỉu tại chỗ.
Ồ, nhưng mà tôi vẫn cảm thấy có cái gì không ổn. Ðó là phương pháp. Chúng ta có thể phản đối: "Câu trả lời tất nhiên là ngốc nghếch rồi, bởi vì chỉ có những thằng ngốc mới chịu mất cả nửa giờ đồng hồ để nói chuyện với một người xa lạ gọi điện đến; có thể vào lúc đang bận bịu nhất, để hỏi xem phân tử là gì. Một người thông minh sẽ rú còi tàu hoả thẳng vào ống nghe và lập tức gác máy."
Nhưng dù sao đi nữa thì các nhà khoa học, sau khi nghiên cứu, đã đi đến kết luận rằng có một tỉ lệ rất lớn người Mĩ - có thể trong đó có cả quí vị hoặc người thân trong gia đình quí vị! - không nắm được những nguyên lí khoa học, công nghệ hiện đại.
Chẳng hạn khi được hỏi phân tử là gì, một người đã trả lời - xin quí vị lấy hơi chuẩn bị phá lên cười nhé - rằng phân tử là "một phần rất nhỏ một cái gì đó". Ha ha! Quí vị có thể tưởng tượng nổi không! Còn một vị khác khi được yêu cầu giải thích hoạt động của điện thoại đã trả lời rằng "có cái gì đó chuyển động theo dây dẫn". Ô hô hô! Tôi thật chưa từng bao giờ có được cảm giác như bị chọc một chiếc kim đan vào sườn thế này!
(Tôi xin được mở ngoặc ở đây để thật lòng giãi bày suy nghĩ riêng của mình. Tôi đã đọc đi đọc lại những câu trả lời trên, và chắc chắn rằng suốt đời cũng chẳng thể tìm thấy chúng sai ở chỗ nào cả. Theo như tôi biết thì phân tử chính là một phần gì đó rất nhỏ. Ðúng không? Còn sở dĩ điện thoại hoạt động được là do có cái gì đó truyền dọc theo dây dẫn. Nếu không thì người ta chăng dây như mạng nhện khắp nơi để làm gì? Ấy thế mà mấy cha khoa học ở Illinois lại khẳng định rằng đó là những câu trả lời ngốc nghếch nhất mà họ từng được nghe. Còn tôi thì tôi đâu muốn bị chọc quê bằng cách đứng lên khẳng định rằng những câu trả lời trên hoàn toàn OK đối với tôi.)
Mọi việc vậy là đã rõ, sự thiếu kiến thức thể hiện qua đợt điều tra trên đã chứng tỏ rằng chúng ta đang phải đối mặt với khủng hoảng kiến thức quốc gia, và cần tổ chức thêm khoảng vài chục đợt tài trợ từ Chính phủ Liên bang nữa để có thể bước đầu cải thiện tình thế này. Trong thời gian chờ đợi, tôi xin dành những dòng còn lại trong bài viết này để trình bày về công nghệ hiện đại. Mặc dù có nhiều người cho rằng đề tài này rất tẻ nhạt, nhưng tôi xin đoán chắc là quí vị sẽ tìm thấy cái gì đó ở đây... NÀY NÀY! QUÍ VỊ QUAY LẠI ĐÂY ĐI NÀO! Tôi nhắc lại là quí vị sẽ thấy ở đây những kiến thức khoa học vô vàn lí thú. Cuối cùng sẽ là một số câu hỏi kiểm tra.
CÔNG NGHỆ MỚI HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO
Toàn bộ khoa học công nghệ dựa trên nền tảng Năm máy cơ học cơ bản: bánh răng, đòn bẩy, dập ghim, cưa xích, và máy lái. Tất cả đều là những phát minh của nhà bác học lỗi lạc Hi Lạp cổ đại Archimedes, người vượt trội lên tất cả nhờ kiến thức cơ học của mình. Ông thường nói rằng "Hãy cho tôi một chiếc đòn bẩy đủ lớn, tôi sẽ bẩy trái đất lên". Thế là một hôm, tại bàn tiệc người ta cũng tìm được cho ông một chiếc đòn bẩy đủ lớn, và kết quả là Archimedes bị dẹt dí như lớp sơn chống gỉ.
Ðó là ứng dụng duy nhất mà loài người thừa hưởng được từ năm máy cơ học cho mãi đến mấy nghìn năm sau. Lí do là trước khi làm cho máy vận hành được, cần phải tìm cách khai thác năng lượng để cung cấp cho chúng từ những nguồn năng lượng để cung cấp cho chúng từ những nguồn năng lượng tự nhiên như nước là oxy. Nói chung với cơ cấu bánh răng thì còn đơn giản, nhưng với các cơ cấu khác thì rất phức tạp. Vậy là cần phải tìm ra loại năng lượng mới. Ðó chính là phát minh của Benjamin Franklin, nhà bác học lỗi lạc, mà tên tuổi gắn liền với một thí nghiệm nổi tiếng khi ông tự mình ra ngoài trời trong một cơn mưa bão, để thả một chiếc diều với dây kim loại nối xuống đất, kết quả là ông suýt chết vì bị một động cơ đốt trong rơi vào đầu.
Không lâu sau phát minh của Franklin là máy bay. Nếu quí vị có dịp ghé mắt nhìn vào những hình minh họa của giáo trình Vật lí dành cho học sinh phổ thông, quí vị sẽ thấy nguyên lí hoạt động của máy bay là do không khí tạo thành những mũi tên nho nhỏ đi vào phía dưới cánh máy bay - những mũi tên này chuyển động rất nhanh, vì thế chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, trừ khi uống thêm một liều thuốc mê trợ lực - và chúng đủ sức nâng cánh máy bay lên. Xin lưu ý ở đây là đủ để nâng cánh máy bay thôi. Còn làm sao mà sức mạnh của không khí lại có thể nâng cả thân máy bay lên được, nhất là khi trong đó chứa đầy các loại đồ ăn dành cho bữa lót dạ trong thời gian bay. Bây giờ người ta đã chứng minh được rằng sở dĩ máy bay bay được là do hành khách tin rằng máy bay máy bay đã cất cánh khỏi mặt đất, tượng tự như cách Dorothy trở về Kansas.
Ngày nay chúng ta đang sống trong Thời đại Khoa học phục vụ Ðời sống với ứng dụng công nghệ đủ loại như dàn âm thanh nổi, máy điều hoà nhiệt độ hoặc lò nướng bánh. Tất cả những thứ đó đều hoạt động dựa trên cùng một nguyên lí: điện tử được nạp vào qua các lỗ trên ổ cắm tường và đi vào các thiết bị, mà ở đó điện được chuyển thành âm nhạc, hơi mát và bánh mì nướng. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là điện thoại, loại thiết bị này hoạt động được là nhờ những phần rất nhỏ của một cái gì đó - còn gọi là "phân tử" - chuyển động dọc theo dây dẫn.
CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ
- Vào thời đó người ta vẫn chưa có sơn chống gỉ; đúng hay sai?
- Một công dân bình thường có thể mua còi tầu hoả ở đâu?
- Làm thế nào để có được tài trợ từ Chính Phủ Liên bang?