Địa lý của trí tưởng tượng
Cầu Chúa cho chân trời của bạn rộng mở mỗi ngày! Những ai cột chặt mình vào hệ thống là những người không thể hiểu thấu được sự thật toàn diện và chỉ cố nắm lấy cái đuôi của sự thật, một hệ thống thì giống như cái đuôi của sự thật. Còn sự thật thì giống như một con tắc kè; nó bỏ đuôi nó lại trong ngón tay bạn và chạy biến đi mất, hoàn toàn yên tâm rằng nó sẽ mọc một cái đuôi một chỉ trong nháy mắt - Ivan Turgenev viết cho Lev Tolstoy (1856).
Kinh sợ trước núi non
Ngàn ngàn năm trước khi con người nghĩ đến chuyện chinh phục núi non, núi non đã chinh phục con người. Được coi như lâu đài của những Sức Mạnh Cao Cả, núi non từ lâu vẫn là “một thách thức cho cuộc chinh phục thiên nhiên của con người”, theo lời của Edward Whymper, người đầu tiên chinh phục ngọn Matterhorn. Mỗi ngọn núi cao đều được thần thánh hóa bởi những con người sống dưới bóng của nó. Cảm hứng từ dãy Hi Mã Lạp Sơn mà họ kinh ngạc chiêm ngắm, những người dân bắc Ấn Độ tưởng tượng ra còn có một ngọn núi cao hơn nữa ở phía cực bắc, mà họ gọi là Núi Meru. Người Ấn giáo và sau này người Phật giáo coi ngọn núi huyền thoại 84.000 dặm là núi-siêu-việt-trên-các-núi, là nơi ở của các thần linh. Núi Meru, núi trung tâm của vũ trụ là trục đứng của vũ trụ hình quả trứng, được vây quanh bởi bảy ngọn núi xếp theo những vòng tròn đồng tâm và quay quanh quỹ đạo của nó là mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Giữa ngọn núi thứ bảy và vòng núi thứ tám bên ngoài là những đại lục của trái đất.
Theo kinh thánh Ấn giáo, trên núi Meru “có những dòng sông nước ngọt chảy và những ngôi nhà bằng vàng làm nơi cư ngụ của các thần linh gọi là Deva, các đào hạt Gandharva và các gái điếm Apsaras của Deva”. Truyền thống Phật giáo sau này tin rằng “Meru nằm giữa bốn thế giới ở bốn phương chính; chân núi hình vuông và đỉnh núi hình tròn; núi cao 84,000 dặm, một nửa đi lên trời, còn nửa kia cắm xuống đất. Phía núi gần chúng ta toàn là bích ngọc, vì thế chúng ta thấy bầu trời màu xanh; phía núi bên kia toàn là hoàng ngọc, hồng ngọc và bạch ngọc. Như thế, Meru là trung tâm của trái đất”. Núi Hi Mã Lạp Sơn thần thánh - một dãy núi dài 1,600 dặm và rộng 150 dặm - là tất cả những gì chúng ta có thể thấy được về các Núi Non. Các ngọn cao trên 8 ngàn mét, gồm Everest, Kanchenjunga, Godwin Austen, Dhaulagiri, Nanga Parbat và Gosainthan, không người leo núi nào có thể leo tới được, kể cả khi kỷ nguyên leo núi đã đến. Những ngọn núi này gợi cho con người lòng biết ơn, vì ở trên cao ẩn giấy những nguồn mạch huyền bí của con sông Indus ban sinh lực, sông Hằng linh thiêng và sông Brahmaputra.
Cũng thế, người Nhật có núi Phú Sĩ, vị nữ thần cai quản phong cảnh của họ và luôn luôn được họ tôn kính qua các tác phẩm nghệ thuật. Nghệ nhân bậc thầy Hokusai đã tạo hình tác phẩm Ba mươi sáu hình ảnh núi Phú Sĩ (1823- 29), trình bày nhiều bộ mặt khác nhau của ngọn núi linh thiêng.
Bên phương Tây, người Hi Lạp có núi Olumpus, cao dựng đứng trên bờ biển Aegean ở độ cao hơn 3 nghìn mét. Thường xuyên bị mây mù bao phủ, đỉnh núi mịt mù Olympus là nơi ở của thần linh.
Loài người chỉ có thể nhìn thấy hí trường của những tầng đá làm chỗ hội họp cho các vị thần, ẩn sau những đám mây mù. “Gió không bao giờ thổi qua, tuyết không bao giờ chạm tới”, Homer viết, “chung quanh nó là một làn khí tinh tuyền, một bầu ánh sáng trắng ngần bao bọc nó và các thần linh nếm cảm hạnh phúc miên trường như đời sống vĩnh cửu của các ngài”. Người Hi Lạp tin rằng núi Olympus là ngọn núi cao nhất trên trái đất.
Trên đỉnh núi Xinai, Thiên Chúa của người Do Thái đã ban cho ông Môsê những tấm bia ghi khắc Luật Pháp.
“Đến ngày thứ ba, ngay từ sáng, có sấm chớp, mây mù dày đặc trên núi và có tiếng tù và thổi rất mạnh. Toàn dân trong trại đều run sợ. Ông Môsê đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên Chúa; họ đứng dưới chân núi. Cả núi Xinai nghi ngút khói, vì Đức Chúa ngự trong đám lửa mà xuống; khói bốc lên như khói lò lửa và cả núi rung chuyển mạnh. Tiếng tù và mỗi lúc một tăng lên rất mạnh. Ông Môsê nói và Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm. Đức Chúa ngự xuống trên núi Xinai, trên đỉnh núi. Người gọi ông Môsê lên đỉnh núi và ông đi lên. Đức Chúa phán với ông Môsê: “Hãy xuống cảnh cáo dân đừng kéo nhau lên để xem Đức Chúa, kẻo nhiều người lăn ra chết. Ngay các tư tế đến gần Đức Chúa cũng phải giữ mình cho khỏi nhiễm uế, kẻo bị Đức Chúa đánh phạt”. Ông Môsê thưa với Đức Chúa: “Dân không thể lên núi Xinai được, vì chính Ngài đã cảnh cáo chúng con rằng: “Hãy vạch rõ ranh giới của núi và tuyên bố đó là núi thánh”. Đức chúa phán với ông: “Hãy đi xuống, rồi lại trở lên, đem theo Aharon với ngươi. Còn tư tế và dân thì đừng có kéo nhau lên Đức Chúa, kẻo bị Đức Chúa đánh phạt”. Ông Môsê xuống với dân và nói với họ…” (Sách Xuất hành 19,16-20)
Nơi nào không có núi tự nhiên, người ta xây dựng những ngọn núi nhân tạo. Những bằng chứng cổ xưa nhất còn tồn tại là những kim tự tháp có tầng - những tháp gọi là ziggurat của Lưỡng Hà Địa, đi ngược lên tới thế kỷ 22 trước C.N. “Ziggurat” vừa có nghĩa là đỉnh núi vừa có nghĩa là tháp nhân tạo có tầng. Tháp ziggurat khổng lồ ở Babylon, nổi tiếng với tên gọi là Tháp Babel, gồm có 7 tầng, rộng 90 mét vuông và cao 90 mét. Nhìn xa đó là một loại kim tự tháp có bậc, nhưng theo như Herodotus mô tả nó khoảng năm 460 trước CN., nó là một khối những tháp đạt chồng lên nhau, cái bên trên nhỏ hơn cái bên dưới một chút “ở trên tầng tháp trên cùng có một ngôi đền lớn, trong đền có một cái giường lớn được trang hoàng rực rỡ, cạnh giường là một cái bàn. Không có tượng thần nào ở đó. Không ai ngủ đêm trên đó, trừ một người phụ nữ trong xứ được vị thần chỉ định đích danh, theo như tôi được biết từ miệng người Canđê, là những sãi của thần đó”.
Khi những tháp ziggurat thời cổ bị phá hủy vào thế kỷ 4, một người Ai Cập kể lại một truyền thuyết cho rằng tháp ziggurat “được xây bởi những người khổng lồ muốn leo lên tới trời. Vì sự điên rồ vô đạo này, một số bị sét đánh; một số bị thần trừng phạt không còn nhận ra nhau; số còn lại bị rơi cắm đầu xuống đảo Crêta, là nơi mà cơn giận của thần linh đã ném họ xuống”. Theo những bản văn kinh thành Babylon, tháp ziggurat là một “Sợi Dây Nối Trời với Đất”.
Tháp Babel đã trở thành biểu tượng sự cố gắng của con người để chạm tới trời, vi phạm vào lãnh địa của thần linh.
Các vị Lạt-ma Tây Tạng hằng ngày dâng cho Đức Phật mô hình trái đất của họ: đống gạo nhỏ của họ là biểu tượng của Núi Meru. Đức Phật truyền cho họ rằng hài cốt của ngài sau khi hỏa thiêu phải để thành một đống ở giao điểm của bốn con đường, biểu tượng quyền năng hoàn vũ của các lời ngài dạy.
Trong thời gian dài ấn Giáo ngự trị, người ta đã xây vô số các tháp-điện “stupa” - những mô hình của núi Meru-làm biểu tượng cho trục đứng của vũ trụ hình quả trứng. Khi vua Asoka, trị vì từ 273 tới 232 trước C.N., biến Phật Giáo thành quốc giáo trong đế quốc rộng lớn của ông, ông chỉ đơn giản đổi những tháp của ấn Giáo thành của Phật Giáo. Hiện còn hai tháp của Asoka-Tháp Stupa Lớn ở Sanchi miền trung ấn Độ và Tháp Stupa Bodhnath ở Katmandu, Tây Tạng.
Tháp điện Phật Giáo lớn nhất, ấn tượng nhất và cầu kỳ nhất là tháp stupa của Borobudur (khoảng thế kỷ 8 sau C.N.), ở Java. Bên trên năm tầng hình chữ nhật có tường bao quanh là ba sân thượng hình tròn mang 72 tháp nhỏ có treo chuông, mỗi tháp có một tượng Phật. Phía tren cùng là một tháp lớn bằng đá kiên cố.
Sau khi Phật Giáo suy tàn ở Ấn Độ và Ấn Giáo hưng thịnh trở lại, nhiều đền đài được sơn trắng để làm nó giống với ngọn núi thánh Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ. Các đền thờ ấn Giáo cũng giống như các tháp ziggurat vùng Lưỡng Hà Địa và các kim tự tháp Ai Cập, không phải là những nơi để các tín đồ đi vào cầu nguyện, khác với các thánh đường của Thiên Chúa Giáo. Cũng giống như núi tự nhiên, núi nhân tạo hay đền thờ là chính vật thờ phượng, là đất thánh thiêng nhất. Có lẽ đền đài nguy nga nhất trên thế giới là đền Angkor Vat, phức tạp hơn tháp-đền được xây dựng bởi vua Cambốt Suryavarman II (1113-1150) vừa làm lăng vừa làm đền thờ của vua. Tháp của đền này có rất nhiều và đầy ấn tượng, là một kim tự tháp xếp tầng, giống như một quả núi được điêu khắc.
Ở phương trời bên kia cũng thấy sừng sững những kim tự tháp khác tuy đơn sơ mộc mạc hơn, nhưng cũng là những biểu tượng của sự kinh ngạc trước cảnh núi non huyền bí. Trong thung lũng Mexico, những thổ nhân Toltecs đã dựng lên Kim Tự Tháp Mặt Trời của họ ở Teorihuacán, cao bằng 2/3 tháp Babel. Ở bán đảo đồng bằng Yucatán, người Mayas đã dựng tháp đền của họ ở Uxmal và Chichén Itzá.
Kinh sợ trước núi non
Ngàn ngàn năm trước khi con người nghĩ đến chuyện chinh phục núi non, núi non đã chinh phục con người. Được coi như lâu đài của những Sức Mạnh Cao Cả, núi non từ lâu vẫn là “một thách thức cho cuộc chinh phục thiên nhiên của con người”, theo lời của Edward Whymper, người đầu tiên chinh phục ngọn Matterhorn. Mỗi ngọn núi cao đều được thần thánh hóa bởi những con người sống dưới bóng của nó. Cảm hứng từ dãy Hi Mã Lạp Sơn mà họ kinh ngạc chiêm ngắm, những người dân bắc Ấn Độ tưởng tượng ra còn có một ngọn núi cao hơn nữa ở phía cực bắc, mà họ gọi là Núi Meru. Người Ấn giáo và sau này người Phật giáo coi ngọn núi huyền thoại 84.000 dặm là núi-siêu-việt-trên-các-núi, là nơi ở của các thần linh. Núi Meru, núi trung tâm của vũ trụ là trục đứng của vũ trụ hình quả trứng, được vây quanh bởi bảy ngọn núi xếp theo những vòng tròn đồng tâm và quay quanh quỹ đạo của nó là mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Giữa ngọn núi thứ bảy và vòng núi thứ tám bên ngoài là những đại lục của trái đất.
Theo kinh thánh Ấn giáo, trên núi Meru “có những dòng sông nước ngọt chảy và những ngôi nhà bằng vàng làm nơi cư ngụ của các thần linh gọi là Deva, các đào hạt Gandharva và các gái điếm Apsaras của Deva”. Truyền thống Phật giáo sau này tin rằng “Meru nằm giữa bốn thế giới ở bốn phương chính; chân núi hình vuông và đỉnh núi hình tròn; núi cao 84,000 dặm, một nửa đi lên trời, còn nửa kia cắm xuống đất. Phía núi gần chúng ta toàn là bích ngọc, vì thế chúng ta thấy bầu trời màu xanh; phía núi bên kia toàn là hoàng ngọc, hồng ngọc và bạch ngọc. Như thế, Meru là trung tâm của trái đất”. Núi Hi Mã Lạp Sơn thần thánh - một dãy núi dài 1,600 dặm và rộng 150 dặm - là tất cả những gì chúng ta có thể thấy được về các Núi Non. Các ngọn cao trên 8 ngàn mét, gồm Everest, Kanchenjunga, Godwin Austen, Dhaulagiri, Nanga Parbat và Gosainthan, không người leo núi nào có thể leo tới được, kể cả khi kỷ nguyên leo núi đã đến. Những ngọn núi này gợi cho con người lòng biết ơn, vì ở trên cao ẩn giấy những nguồn mạch huyền bí của con sông Indus ban sinh lực, sông Hằng linh thiêng và sông Brahmaputra.
Cũng thế, người Nhật có núi Phú Sĩ, vị nữ thần cai quản phong cảnh của họ và luôn luôn được họ tôn kính qua các tác phẩm nghệ thuật. Nghệ nhân bậc thầy Hokusai đã tạo hình tác phẩm Ba mươi sáu hình ảnh núi Phú Sĩ (1823- 29), trình bày nhiều bộ mặt khác nhau của ngọn núi linh thiêng.
Bên phương Tây, người Hi Lạp có núi Olumpus, cao dựng đứng trên bờ biển Aegean ở độ cao hơn 3 nghìn mét. Thường xuyên bị mây mù bao phủ, đỉnh núi mịt mù Olympus là nơi ở của thần linh.
Loài người chỉ có thể nhìn thấy hí trường của những tầng đá làm chỗ hội họp cho các vị thần, ẩn sau những đám mây mù. “Gió không bao giờ thổi qua, tuyết không bao giờ chạm tới”, Homer viết, “chung quanh nó là một làn khí tinh tuyền, một bầu ánh sáng trắng ngần bao bọc nó và các thần linh nếm cảm hạnh phúc miên trường như đời sống vĩnh cửu của các ngài”. Người Hi Lạp tin rằng núi Olympus là ngọn núi cao nhất trên trái đất.
Trên đỉnh núi Xinai, Thiên Chúa của người Do Thái đã ban cho ông Môsê những tấm bia ghi khắc Luật Pháp.
“Đến ngày thứ ba, ngay từ sáng, có sấm chớp, mây mù dày đặc trên núi và có tiếng tù và thổi rất mạnh. Toàn dân trong trại đều run sợ. Ông Môsê đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên Chúa; họ đứng dưới chân núi. Cả núi Xinai nghi ngút khói, vì Đức Chúa ngự trong đám lửa mà xuống; khói bốc lên như khói lò lửa và cả núi rung chuyển mạnh. Tiếng tù và mỗi lúc một tăng lên rất mạnh. Ông Môsê nói và Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm. Đức Chúa ngự xuống trên núi Xinai, trên đỉnh núi. Người gọi ông Môsê lên đỉnh núi và ông đi lên. Đức Chúa phán với ông Môsê: “Hãy xuống cảnh cáo dân đừng kéo nhau lên để xem Đức Chúa, kẻo nhiều người lăn ra chết. Ngay các tư tế đến gần Đức Chúa cũng phải giữ mình cho khỏi nhiễm uế, kẻo bị Đức Chúa đánh phạt”. Ông Môsê thưa với Đức Chúa: “Dân không thể lên núi Xinai được, vì chính Ngài đã cảnh cáo chúng con rằng: “Hãy vạch rõ ranh giới của núi và tuyên bố đó là núi thánh”. Đức chúa phán với ông: “Hãy đi xuống, rồi lại trở lên, đem theo Aharon với ngươi. Còn tư tế và dân thì đừng có kéo nhau lên Đức Chúa, kẻo bị Đức Chúa đánh phạt”. Ông Môsê xuống với dân và nói với họ…” (Sách Xuất hành 19,16-20)
Nơi nào không có núi tự nhiên, người ta xây dựng những ngọn núi nhân tạo. Những bằng chứng cổ xưa nhất còn tồn tại là những kim tự tháp có tầng - những tháp gọi là ziggurat của Lưỡng Hà Địa, đi ngược lên tới thế kỷ 22 trước C.N. “Ziggurat” vừa có nghĩa là đỉnh núi vừa có nghĩa là tháp nhân tạo có tầng. Tháp ziggurat khổng lồ ở Babylon, nổi tiếng với tên gọi là Tháp Babel, gồm có 7 tầng, rộng 90 mét vuông và cao 90 mét. Nhìn xa đó là một loại kim tự tháp có bậc, nhưng theo như Herodotus mô tả nó khoảng năm 460 trước CN., nó là một khối những tháp đạt chồng lên nhau, cái bên trên nhỏ hơn cái bên dưới một chút “ở trên tầng tháp trên cùng có một ngôi đền lớn, trong đền có một cái giường lớn được trang hoàng rực rỡ, cạnh giường là một cái bàn. Không có tượng thần nào ở đó. Không ai ngủ đêm trên đó, trừ một người phụ nữ trong xứ được vị thần chỉ định đích danh, theo như tôi được biết từ miệng người Canđê, là những sãi của thần đó”.
Khi những tháp ziggurat thời cổ bị phá hủy vào thế kỷ 4, một người Ai Cập kể lại một truyền thuyết cho rằng tháp ziggurat “được xây bởi những người khổng lồ muốn leo lên tới trời. Vì sự điên rồ vô đạo này, một số bị sét đánh; một số bị thần trừng phạt không còn nhận ra nhau; số còn lại bị rơi cắm đầu xuống đảo Crêta, là nơi mà cơn giận của thần linh đã ném họ xuống”. Theo những bản văn kinh thành Babylon, tháp ziggurat là một “Sợi Dây Nối Trời với Đất”.
Tháp Babel đã trở thành biểu tượng sự cố gắng của con người để chạm tới trời, vi phạm vào lãnh địa của thần linh.
Các vị Lạt-ma Tây Tạng hằng ngày dâng cho Đức Phật mô hình trái đất của họ: đống gạo nhỏ của họ là biểu tượng của Núi Meru. Đức Phật truyền cho họ rằng hài cốt của ngài sau khi hỏa thiêu phải để thành một đống ở giao điểm của bốn con đường, biểu tượng quyền năng hoàn vũ của các lời ngài dạy.
Trong thời gian dài ấn Giáo ngự trị, người ta đã xây vô số các tháp-điện “stupa” - những mô hình của núi Meru-làm biểu tượng cho trục đứng của vũ trụ hình quả trứng. Khi vua Asoka, trị vì từ 273 tới 232 trước C.N., biến Phật Giáo thành quốc giáo trong đế quốc rộng lớn của ông, ông chỉ đơn giản đổi những tháp của ấn Giáo thành của Phật Giáo. Hiện còn hai tháp của Asoka-Tháp Stupa Lớn ở Sanchi miền trung ấn Độ và Tháp Stupa Bodhnath ở Katmandu, Tây Tạng.
Tháp điện Phật Giáo lớn nhất, ấn tượng nhất và cầu kỳ nhất là tháp stupa của Borobudur (khoảng thế kỷ 8 sau C.N.), ở Java. Bên trên năm tầng hình chữ nhật có tường bao quanh là ba sân thượng hình tròn mang 72 tháp nhỏ có treo chuông, mỗi tháp có một tượng Phật. Phía tren cùng là một tháp lớn bằng đá kiên cố.
Sau khi Phật Giáo suy tàn ở Ấn Độ và Ấn Giáo hưng thịnh trở lại, nhiều đền đài được sơn trắng để làm nó giống với ngọn núi thánh Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ. Các đền thờ ấn Giáo cũng giống như các tháp ziggurat vùng Lưỡng Hà Địa và các kim tự tháp Ai Cập, không phải là những nơi để các tín đồ đi vào cầu nguyện, khác với các thánh đường của Thiên Chúa Giáo. Cũng giống như núi tự nhiên, núi nhân tạo hay đền thờ là chính vật thờ phượng, là đất thánh thiêng nhất. Có lẽ đền đài nguy nga nhất trên thế giới là đền Angkor Vat, phức tạp hơn tháp-đền được xây dựng bởi vua Cambốt Suryavarman II (1113-1150) vừa làm lăng vừa làm đền thờ của vua. Tháp của đền này có rất nhiều và đầy ấn tượng, là một kim tự tháp xếp tầng, giống như một quả núi được điêu khắc.
Ở phương trời bên kia cũng thấy sừng sững những kim tự tháp khác tuy đơn sơ mộc mạc hơn, nhưng cũng là những biểu tượng của sự kinh ngạc trước cảnh núi non huyền bí. Trong thung lũng Mexico, những thổ nhân Toltecs đã dựng lên Kim Tự Tháp Mặt Trời của họ ở Teorihuacán, cao bằng 2/3 tháp Babel. Ở bán đảo đồng bằng Yucatán, người Mayas đã dựng tháp đền của họ ở Uxmal và Chichén Itzá.