Vẽ bản đồ bầu trời và âm phủ
Trở ngại lớn trong việc khám phá hình thể của trái đất, các lục địa và đại dương, không phải là sự ngu dốt, mà là những ảo tưởng của nhận thức. Trí tưởng tượng có ảnh hưởng sâu đậm, vừa tạo niềm hy vọng vừa gây nên sợ hãi, trong khi sự hiểu biết cứ tiến tới từ từ kèm theo những bằng chứng mâu thuẫn nhau.
Bản thân người dân làng quê luôn luôn sợ leo lên những đỉnh núi, song họ lại đặt chỗ cho những người chết của mình ở những độ cao không thể nào đạt tới.
Các thiên thể là những ví dụ rõ ràng về sự biến mất và hồi sinh. Mặt trời tàn đi mỗi đêm để rồi hồi sinh mỗi buổi sáng, trong khi mặt trăng được tái sinh mỗi tháng một lần. Có phải mặt trăng này cũng được cái thiên thể cứ tái sinh đều đặn không? Có phải những ngôi sao chiếu sáng mỗi buổi chiều tà cũng là những ngôi sao tàn lụi mỗi khi bình minh tới? Có lẽ, giống như chúng, mỗi người chúng ta cũng có thể bị chết đi rồi lại hồi sinh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta liên kết những thiên thể, đặc biệt mặt trăng, với sự hồi sinh của người chết. Chúng ta sẽ tìm hiểu những ý niệm này từ Hi Lạp và Rôma cổ đại, nhưng cũng nên nhớ rằng những ý niệm này không chỉ có ở vùng Địa Trung Hải hay thế giới phương Tây.
Trong thời kỳ đầu của Hi Lạp cổ đại, nữ thần mặt trời là chủ của các quỷ thần, nữ hoàng âm phủ. Theo một khoa chiêm tinh phổ biến ở phương Đông, những tia sáng ẩm ướt lãnh lẽo của mặt trăng làm thối rữa xác người chết, nhờ đó linh hồn thoát ra khỏi xác và linh hồn này được giải phóng khỏi ngục tù trần gian để bay lên cõi trời. Những người Syria thời cổ đã cố gắng làm cho tiến trình này được xảy ra mau lẹ bằng cách dâng những hiến tế ở mộ người chết vào đêm mà những tia sáng mặt trăng mạnh nhất. Trong Giáo Hội Đông Phương, người ta ấn định những ngày cử hành nghi thức cho người chết để khơi dậy những niềm hy vọng này.
Kinh Upanishad, một bản văn Ấn Giáo cổ tuyên bố, “Mọi người lìa bỏ trái đất đều đi lên mặt trăng và hơi thở của họ làm mặt trăng trương phồng lên vào thượng tuần mỗi tháng”.
Việc các linh hồn bay lên tới mặt trăng không chỉ là một ẩn dụ. Theo những triết gia Khắc Kỷ, mặt trăng được bao bọc bởi một vùng có những tính chất vật lý đặc biệt. Linh hồn là một hơi thở nóng, bay lên một cách tự nhiên qua không khí để vào vùng lửa của bầu trời. Khi tiến gần đến mặt trăng, linh hồn gặp “vòm” khí ê-te, một chất khí có đặc tính giống như bản tính của linh hồn khiến cho linh hồn nổi lên ở đó trong trạng thái cân bằng. Mỗi linh hồn là một quả cầu lửa được phú bẩm trí thông minh và mọi linh hồn hợp lại tạo thành một ban hợp xướng xung quanh mặt trăng tươi sáng láng. Theo lối hiểu này thì Thiên Đường không phải trên mặt trăng như phái Pythagore quả quyết, mà ở vòm khí ê-te bao quanh mặt trăng, nơi chỉ những linh hồn tốt lành mới có thể vào.
Theo khoa thiên văn phổ biến thời đó, mặt trăng là hành tinh thấp nhất trong bảy hành tinh và vòm ê-te của nó tiếp giáp với khí quyển dơ bẩn của trái đất. Phái Pythagore và Khắc Kỷ còn tưởng tượng ra việc các linh hồn trở về trái đất ngay sau khi đi hết vòng của mặt trăng.
Theo tin tưởng dân gian châu Âu, có lẽ mỗi người ngôi sao của mình - sáng hay tối, tùy theo hoàn cảnh và số mệnh của mình - ngôi sao này sáng lên lúc người ấy sinh ra và tắt lúc người ấy chết. Vì thế, một sao băng có thể có nghĩa là có ai đó chết. Từ khái niệm dân gian này, Giám mục Eusêbiô thành Alexandria ở thế kỷ 5 đặt câu hỏi, “Nếu vậy thì chỉ có hai ngôi sao vào thời điểm Ađam và Eva thôi sao, cũng như chỉ có tám ngôi sao sau cơn Hồng Thủy, khi mà chỉ còn ông Nôê và bảy người khác sống sót thôi sao?” Mỗi người đều sinh ra dưới một ngôi sao tốt hoặc một ngôi sao xấu.
Nhiều thiên niên kỷ trước cuộc khám phá định luật trọng lực, mặt trời, thiên thể mạnh nhất trong các thiên thể, được coi là cai trị các thiên thể khác và là một thứ “trung tâm của vũ trụ, nguồn sinh ra các linh hồn mới”. Theo phái Pythagoras (thế kỷ 2 trước C.N), mặt trời là Apollo Masaagetes, nhạc trưởng của các Thi Thần, âm nhạc của họ là sự hòa điệu của các tinh cầu.
Những người có thể nhất trí với nhau về một ít sự kiện khác của những vùng xa xôi của trái đất hầu như đều nhìn nhận có thế giới âm phủ. Cả trước khi người ta biết được hình thù của phần lớn mặt đất, người ta đã biết mô tả rất sống động và chi tiết về Thế Giới Ngầm dưới đất. Việc chôn người chết dưới đất rõ ràng cho thấy người ta có thể nghĩ rằng Âm Phủ là ơi ở của người chết. Hình như chỗ ở của người chết gợi ra cho người ta ý tưởng về đời sống sau khi chết. Truyền thuyết kể lại rằng người Rôma, khi xây dựng thành phố của mình, đã theo một tập tục của người Etrúca cổ và đào một cái giếng ở giữa thành phố để cho những tổ tiên đang sống dưới âm phủ có thể liên lạc dễ dàng với thế giới người sống. Người ta đổ vào giếng này những của cúng - những trái đầu mùa và một cục đất lấy từ thành phố những cư dân đã ở trước khi đến đây - để làm cho những người đã chết được yên ổn và để đảm bảo có những dòng dõi nối tiếp.
Lúc đầu, đời sống dưới Âm Phủ chỉ là nối dài đời sống trên trái đất. Đây là lý do tại sao nhiều dân tộc chôn các chiến binh của mình với xe trận, ngựa, vũ khí và các thê thiếp của họ...
Lúc đầu, đời sống dưới Âm Phủ chỉ là nối dài đời sống trên trái đất. Đây là lý do tại sao nhiều dân tộc chôn các chiến binh của mình với xe trận, ngựa, vũ khí và các thê thiếp của họ, tại sao người thợ được chôn với các dụng cụ của mình và tại sao phụ nữ được chôn với các đồ thêu dệt và các đồ bếp núc của mình. Như thế cuộc đời trên mặt đất có thể tiếp tục dưới âm phủ.
Ở Hi Lạp, có một giáo phái lấy tên của Orphenus, một thi sĩ thần thoại muốn cứu Eurydice, người vợ yêu dấu của mình ra khỏi âm phủ; giáo phái này đã tôn dương Orphenus như là người anh hùng trong những cuộc hành trình mạo hiểm đi xuống âm phủ và đi lên mặt đất. Khoảng thế kỷ 6 trước C. N, giáo phái này và những người Etrrusca theo họ đã khai triển một ý niệm về ngày phán xét, một cảnh ngày tận thế thật cảm động mà chúng ta vẫn còn có thể thấy những bức vẽ thật đẹp trên những chiếc bình của họ.
Có vẻ như ở Hi Lạp và Rôma cổ đại, ý niệm về âm phủ như là nơi ở của các âm hồn đã được dân chúng chấp nhận rộng rãi, hay ít là không hoài nghi một cách tích cực.
Mặc dầu triết học Plato và Kitô giáo đối chọi nhau về vô số giáo điều, nhưng cả hai đều nhìn nhận được những bản đồ truyền thống về thiên đường và âm phủ, theo những cách khác nhau. Khi phái Tân Plato ở thế kỷ 3 phục hưng những giáo thiết của Plato như là kinh điển, họ đã bảo vệ lối mô tả sinh động của Plato về cuộc sống của các linh hồn trong lòng đất. Porhyri, một địch thủ quyết liệt của Kitô giáo, cắt nghĩa rằng mặc dù mỗi linh hồn bản chất là một “hơi thở nóng” có khuynh hướng bay lên trời, nhưng khi một linh hồn đi thấp xuống bầu khí của trái đất, nó trở nên ẩm ướt và nặng. Trong cuộc sống của linh hồn trên mặt đất, khi nó bị vương bẩn vì đất sét của đời sống nhục dục, nó càng trở nên nặng hơn, cho tới khi nó tất yếu bị lôi kéo xuống vực thẳm của lòng đất. Proclus, một nhà Tân Plato khác lập luận rằng, “Mặc dù linh hồn tự bản chất có khát vọng bay lên nơi ở tự nhiên của nó, nhưng khi bị dục vọng xâm chiếm, nó bị đè nặng xuống và những bản năng thấp hèn trong linh hồn lôi kéo nó tới chỗ nó phải ở, là lòng đất”. Như thế dễ hiểu rằng những linh hồn xấu xa sẽ bị kết án xuống Âm Phủ. Vì vậy, Âm Phủ không phải chỉ là một ẩn dụ, mà là một mạng lưới ngầm dưới đất gồm những dòng sông và đảo, những nhà tù và xà lim, có những dòng sông và đảo, những nhà tù và xà lim, có những dòng nước của trái đất đi qua và không bao giờ thấy mặt trời.
Trong thiên niên kỷ sau đó, Kitô giáo đem đến cho hình ảnh thiên đường và hỏa ngục cổ xưa có ý nghĩa và một thực tại mới. Ít có cái nhìn nào ấn tượng cho bằng quan niệm của thánh nữ Hildegard ở Bingen (1099 - 1179), một phụ nữ có cá tính mạnh đã sống trong một nữ tu viện từ khi lên tám, tại đó bà được dự các nghi thức cuối cùng dành cho người chết để dạy bà rằng bà đã được mai táng đối với thế gian. Bà đã viết những tiểu sử các thánh với những lời lẽ hùng hồn, những tác phẩm về lịch sử tự nhiên, y học và những bí nhiệm của việc Tạo dựng vũ trụ. Bà đã nhìn thấy và mô tả một cách sinh động những gì xảy ra cho những linh hồn tội lỗi không biết hối cải.
Đương nhiên, người mô tả thiên đường và hỏa ngục thuyết phục nhất của Kitô giáo là đại thi hào ý Dante Alighieri (1265 - 1321). Kinh nghiệm cảm xúc chủ đạo của đời ông là cái chết của Beatrice, người yêu của ông, lúc ông mới 25 tuổi; kinh nghiệm này đã dẫn dắt ông dành hầu như tất cả đời sáng tác của mình để viết một thiên sử thi về thế giới bên kia nơi Beatrice đã đi đến. Ông bắt đầu viết từ năm 1307 và vẫn còn viết cho tới ngày ông chết. Mười ba bài ca cuối cùng của tác phẩm lẽ ra đã bị mất nếu sau khi chết Dante không trở về báo mộng cho Jacop con ông biết chỗ ông cất giấu những vần thơ ấy.
Cuộc hành trình của ông xuống âm phủ là một cuộc lữ hành, một cuộc trở về với những cảnh trí rất quen thuộc đối với con người thời cổ đại.
La Divina Commedia (Hài kịch Thần Linh) là một thiên sử thi kể lại cuộc hành trình của tác giả xuống âm phủ, nơi cư ngụ của kẻ chết. Một trăm bài thi ca (14,233 dòng) mô tả đầy đủ “tình trạng của các linh hồn sau khi chết” xuyên qua cuộc hành trình của Dante xuống Hỏa ngục (Enferno), Luyện Ngục (Purgatorio) và lên Thiên Đường (Paradiso).
Dante đã sử dụng những quan niệm văn học thời trung cổ để mô tả toàn cảnh của đời sống thế giới bên kia. Virgilius, thi hào Latinh cổ đại, dẫn ông qua Hỏa Ngục và tiếp tục dẫn ông qua Luyện Ngục. Beatrice dẫn ông qua Thiên Đường và chỉ nhường chỗ cho thánh Bênađô hướng dẫn tiếp khi ông đã gặp được Thiên Chúa. Vigilius dẫn ông đi xuống chín tầng âm phủ, ở mỗi tầng đều có những hình phạt khác nhau dành cho từng loại linh hồn bị đọa đầy, cho tới khi họ gặp chính Satan ở tầng cuối cùng. Đi lên theo một đường hầm dẫn tới chân núi Luyện Ngục, họ leo lên 7 tầng của Luyện Ngục, mỗi tầng là một trong bảy trọng tội, rồi họ tiếp tục leo lên tới Thiên Đường, ở đó có chín tầng trời. Tầng trời thứ mười là nơi ở của Thiên Chúa và các thiên thần của ngài.
Cảm nhận sự hiểu biết còn hấp dẫn hơn chính sự hiểu biết. Và không có gì ngạc nhiên khi óc tưởng tượng của con người đã tạo cho trái đất những hình thể đối xứng đơn giản nhất.
Bản thân người dân làng quê luôn luôn sợ leo lên những đỉnh núi, song họ lại đặt chỗ cho những người chết của mình ở những độ cao không thể nào đạt tới.
Các thiên thể là những ví dụ rõ ràng về sự biến mất và hồi sinh. Mặt trời tàn đi mỗi đêm để rồi hồi sinh mỗi buổi sáng, trong khi mặt trăng được tái sinh mỗi tháng một lần. Có phải mặt trăng này cũng được cái thiên thể cứ tái sinh đều đặn không? Có phải những ngôi sao chiếu sáng mỗi buổi chiều tà cũng là những ngôi sao tàn lụi mỗi khi bình minh tới? Có lẽ, giống như chúng, mỗi người chúng ta cũng có thể bị chết đi rồi lại hồi sinh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta liên kết những thiên thể, đặc biệt mặt trăng, với sự hồi sinh của người chết. Chúng ta sẽ tìm hiểu những ý niệm này từ Hi Lạp và Rôma cổ đại, nhưng cũng nên nhớ rằng những ý niệm này không chỉ có ở vùng Địa Trung Hải hay thế giới phương Tây.
Trong thời kỳ đầu của Hi Lạp cổ đại, nữ thần mặt trời là chủ của các quỷ thần, nữ hoàng âm phủ. Theo một khoa chiêm tinh phổ biến ở phương Đông, những tia sáng ẩm ướt lãnh lẽo của mặt trăng làm thối rữa xác người chết, nhờ đó linh hồn thoát ra khỏi xác và linh hồn này được giải phóng khỏi ngục tù trần gian để bay lên cõi trời. Những người Syria thời cổ đã cố gắng làm cho tiến trình này được xảy ra mau lẹ bằng cách dâng những hiến tế ở mộ người chết vào đêm mà những tia sáng mặt trăng mạnh nhất. Trong Giáo Hội Đông Phương, người ta ấn định những ngày cử hành nghi thức cho người chết để khơi dậy những niềm hy vọng này.
Kinh Upanishad, một bản văn Ấn Giáo cổ tuyên bố, “Mọi người lìa bỏ trái đất đều đi lên mặt trăng và hơi thở của họ làm mặt trăng trương phồng lên vào thượng tuần mỗi tháng”.
Việc các linh hồn bay lên tới mặt trăng không chỉ là một ẩn dụ. Theo những triết gia Khắc Kỷ, mặt trăng được bao bọc bởi một vùng có những tính chất vật lý đặc biệt. Linh hồn là một hơi thở nóng, bay lên một cách tự nhiên qua không khí để vào vùng lửa của bầu trời. Khi tiến gần đến mặt trăng, linh hồn gặp “vòm” khí ê-te, một chất khí có đặc tính giống như bản tính của linh hồn khiến cho linh hồn nổi lên ở đó trong trạng thái cân bằng. Mỗi linh hồn là một quả cầu lửa được phú bẩm trí thông minh và mọi linh hồn hợp lại tạo thành một ban hợp xướng xung quanh mặt trăng tươi sáng láng. Theo lối hiểu này thì Thiên Đường không phải trên mặt trăng như phái Pythagore quả quyết, mà ở vòm khí ê-te bao quanh mặt trăng, nơi chỉ những linh hồn tốt lành mới có thể vào.
Theo khoa thiên văn phổ biến thời đó, mặt trăng là hành tinh thấp nhất trong bảy hành tinh và vòm ê-te của nó tiếp giáp với khí quyển dơ bẩn của trái đất. Phái Pythagore và Khắc Kỷ còn tưởng tượng ra việc các linh hồn trở về trái đất ngay sau khi đi hết vòng của mặt trăng.
Theo tin tưởng dân gian châu Âu, có lẽ mỗi người ngôi sao của mình - sáng hay tối, tùy theo hoàn cảnh và số mệnh của mình - ngôi sao này sáng lên lúc người ấy sinh ra và tắt lúc người ấy chết. Vì thế, một sao băng có thể có nghĩa là có ai đó chết. Từ khái niệm dân gian này, Giám mục Eusêbiô thành Alexandria ở thế kỷ 5 đặt câu hỏi, “Nếu vậy thì chỉ có hai ngôi sao vào thời điểm Ađam và Eva thôi sao, cũng như chỉ có tám ngôi sao sau cơn Hồng Thủy, khi mà chỉ còn ông Nôê và bảy người khác sống sót thôi sao?” Mỗi người đều sinh ra dưới một ngôi sao tốt hoặc một ngôi sao xấu.
Nhiều thiên niên kỷ trước cuộc khám phá định luật trọng lực, mặt trời, thiên thể mạnh nhất trong các thiên thể, được coi là cai trị các thiên thể khác và là một thứ “trung tâm của vũ trụ, nguồn sinh ra các linh hồn mới”. Theo phái Pythagoras (thế kỷ 2 trước C.N), mặt trời là Apollo Masaagetes, nhạc trưởng của các Thi Thần, âm nhạc của họ là sự hòa điệu của các tinh cầu.
Những người có thể nhất trí với nhau về một ít sự kiện khác của những vùng xa xôi của trái đất hầu như đều nhìn nhận có thế giới âm phủ. Cả trước khi người ta biết được hình thù của phần lớn mặt đất, người ta đã biết mô tả rất sống động và chi tiết về Thế Giới Ngầm dưới đất. Việc chôn người chết dưới đất rõ ràng cho thấy người ta có thể nghĩ rằng Âm Phủ là ơi ở của người chết. Hình như chỗ ở của người chết gợi ra cho người ta ý tưởng về đời sống sau khi chết. Truyền thuyết kể lại rằng người Rôma, khi xây dựng thành phố của mình, đã theo một tập tục của người Etrúca cổ và đào một cái giếng ở giữa thành phố để cho những tổ tiên đang sống dưới âm phủ có thể liên lạc dễ dàng với thế giới người sống. Người ta đổ vào giếng này những của cúng - những trái đầu mùa và một cục đất lấy từ thành phố những cư dân đã ở trước khi đến đây - để làm cho những người đã chết được yên ổn và để đảm bảo có những dòng dõi nối tiếp.
Lúc đầu, đời sống dưới Âm Phủ chỉ là nối dài đời sống trên trái đất. Đây là lý do tại sao nhiều dân tộc chôn các chiến binh của mình với xe trận, ngựa, vũ khí và các thê thiếp của họ...
Lúc đầu, đời sống dưới Âm Phủ chỉ là nối dài đời sống trên trái đất. Đây là lý do tại sao nhiều dân tộc chôn các chiến binh của mình với xe trận, ngựa, vũ khí và các thê thiếp của họ, tại sao người thợ được chôn với các dụng cụ của mình và tại sao phụ nữ được chôn với các đồ thêu dệt và các đồ bếp núc của mình. Như thế cuộc đời trên mặt đất có thể tiếp tục dưới âm phủ.
Ở Hi Lạp, có một giáo phái lấy tên của Orphenus, một thi sĩ thần thoại muốn cứu Eurydice, người vợ yêu dấu của mình ra khỏi âm phủ; giáo phái này đã tôn dương Orphenus như là người anh hùng trong những cuộc hành trình mạo hiểm đi xuống âm phủ và đi lên mặt đất. Khoảng thế kỷ 6 trước C. N, giáo phái này và những người Etrrusca theo họ đã khai triển một ý niệm về ngày phán xét, một cảnh ngày tận thế thật cảm động mà chúng ta vẫn còn có thể thấy những bức vẽ thật đẹp trên những chiếc bình của họ.
Có vẻ như ở Hi Lạp và Rôma cổ đại, ý niệm về âm phủ như là nơi ở của các âm hồn đã được dân chúng chấp nhận rộng rãi, hay ít là không hoài nghi một cách tích cực.
Mặc dầu triết học Plato và Kitô giáo đối chọi nhau về vô số giáo điều, nhưng cả hai đều nhìn nhận được những bản đồ truyền thống về thiên đường và âm phủ, theo những cách khác nhau. Khi phái Tân Plato ở thế kỷ 3 phục hưng những giáo thiết của Plato như là kinh điển, họ đã bảo vệ lối mô tả sinh động của Plato về cuộc sống của các linh hồn trong lòng đất. Porhyri, một địch thủ quyết liệt của Kitô giáo, cắt nghĩa rằng mặc dù mỗi linh hồn bản chất là một “hơi thở nóng” có khuynh hướng bay lên trời, nhưng khi một linh hồn đi thấp xuống bầu khí của trái đất, nó trở nên ẩm ướt và nặng. Trong cuộc sống của linh hồn trên mặt đất, khi nó bị vương bẩn vì đất sét của đời sống nhục dục, nó càng trở nên nặng hơn, cho tới khi nó tất yếu bị lôi kéo xuống vực thẳm của lòng đất. Proclus, một nhà Tân Plato khác lập luận rằng, “Mặc dù linh hồn tự bản chất có khát vọng bay lên nơi ở tự nhiên của nó, nhưng khi bị dục vọng xâm chiếm, nó bị đè nặng xuống và những bản năng thấp hèn trong linh hồn lôi kéo nó tới chỗ nó phải ở, là lòng đất”. Như thế dễ hiểu rằng những linh hồn xấu xa sẽ bị kết án xuống Âm Phủ. Vì vậy, Âm Phủ không phải chỉ là một ẩn dụ, mà là một mạng lưới ngầm dưới đất gồm những dòng sông và đảo, những nhà tù và xà lim, có những dòng sông và đảo, những nhà tù và xà lim, có những dòng nước của trái đất đi qua và không bao giờ thấy mặt trời.
Trong thiên niên kỷ sau đó, Kitô giáo đem đến cho hình ảnh thiên đường và hỏa ngục cổ xưa có ý nghĩa và một thực tại mới. Ít có cái nhìn nào ấn tượng cho bằng quan niệm của thánh nữ Hildegard ở Bingen (1099 - 1179), một phụ nữ có cá tính mạnh đã sống trong một nữ tu viện từ khi lên tám, tại đó bà được dự các nghi thức cuối cùng dành cho người chết để dạy bà rằng bà đã được mai táng đối với thế gian. Bà đã viết những tiểu sử các thánh với những lời lẽ hùng hồn, những tác phẩm về lịch sử tự nhiên, y học và những bí nhiệm của việc Tạo dựng vũ trụ. Bà đã nhìn thấy và mô tả một cách sinh động những gì xảy ra cho những linh hồn tội lỗi không biết hối cải.
Đương nhiên, người mô tả thiên đường và hỏa ngục thuyết phục nhất của Kitô giáo là đại thi hào ý Dante Alighieri (1265 - 1321). Kinh nghiệm cảm xúc chủ đạo của đời ông là cái chết của Beatrice, người yêu của ông, lúc ông mới 25 tuổi; kinh nghiệm này đã dẫn dắt ông dành hầu như tất cả đời sáng tác của mình để viết một thiên sử thi về thế giới bên kia nơi Beatrice đã đi đến. Ông bắt đầu viết từ năm 1307 và vẫn còn viết cho tới ngày ông chết. Mười ba bài ca cuối cùng của tác phẩm lẽ ra đã bị mất nếu sau khi chết Dante không trở về báo mộng cho Jacop con ông biết chỗ ông cất giấu những vần thơ ấy.
Cuộc hành trình của ông xuống âm phủ là một cuộc lữ hành, một cuộc trở về với những cảnh trí rất quen thuộc đối với con người thời cổ đại.
La Divina Commedia (Hài kịch Thần Linh) là một thiên sử thi kể lại cuộc hành trình của tác giả xuống âm phủ, nơi cư ngụ của kẻ chết. Một trăm bài thi ca (14,233 dòng) mô tả đầy đủ “tình trạng của các linh hồn sau khi chết” xuyên qua cuộc hành trình của Dante xuống Hỏa ngục (Enferno), Luyện Ngục (Purgatorio) và lên Thiên Đường (Paradiso).
Dante đã sử dụng những quan niệm văn học thời trung cổ để mô tả toàn cảnh của đời sống thế giới bên kia. Virgilius, thi hào Latinh cổ đại, dẫn ông qua Hỏa Ngục và tiếp tục dẫn ông qua Luyện Ngục. Beatrice dẫn ông qua Thiên Đường và chỉ nhường chỗ cho thánh Bênađô hướng dẫn tiếp khi ông đã gặp được Thiên Chúa. Vigilius dẫn ông đi xuống chín tầng âm phủ, ở mỗi tầng đều có những hình phạt khác nhau dành cho từng loại linh hồn bị đọa đầy, cho tới khi họ gặp chính Satan ở tầng cuối cùng. Đi lên theo một đường hầm dẫn tới chân núi Luyện Ngục, họ leo lên 7 tầng của Luyện Ngục, mỗi tầng là một trong bảy trọng tội, rồi họ tiếp tục leo lên tới Thiên Đường, ở đó có chín tầng trời. Tầng trời thứ mười là nơi ở của Thiên Chúa và các thiên thần của ngài.
Cảm nhận sự hiểu biết còn hấp dẫn hơn chính sự hiểu biết. Và không có gì ngạc nhiên khi óc tưởng tượng của con người đã tạo cho trái đất những hình thể đối xứng đơn giản nhất.