Các nhà truyền giáo ngoại giao
...Giữa thế kỷ 13, những biến cố mới xảy ra đã nhóm lên nơi người Kitô giáo niềm hy vọng cải hóa người Tartar theo đạo. Bởi vì cuộc chinh phục người Thổ Hồi giáo đã vô tình biến người Tartar thành những đồng minh của Kitô giáo phương Tây...
Giữa thế kỷ 13, những biến cố mới xảy ra đã nhóm lên nơi người Kitô giáo niềm hy vọng cải hóa người Tartar theo đạo. Bởi vì cuộc chinh phục người Thổ Hồi giáo đã vô tình biến người Tartar thành những đồng minh của Kitô giáo phương Tây. Những niềm hy vọng ngày càng lây lan này đã làm các người Kitô giáo nhiệt thành háo hức muốn thấy Genghis Khan trở thành người Kitô giáo đầu tiên trên đất Mông Cổ. Những tin đồn về việc Genghis Khan đã tin đạo có vẻ như được củng cố bởi một báo cáo rằng các người vợ và người mẹ của Đại Vương Khan đã theo Kitô giáo và bởi sự kiện có rất nhiều người Kitô giáo thuộc phái Nestoriô trong lãnh thổ Tartar được phép tự do theo đạo.
Các tu sĩ dòng Phanxicô đã trở thành những nhà thám hiểm đầu tiên.
Năm 1423, ngay sau khi lên ngôi, Giáo hoàng Innocent IV đã cải tổ giáo hội một cách quyết liệt để đương đầu với mối đe dọa xâm lăng mới của người Tartar. Giáo hoàng đã triệu tập công đồng chung ở Lyons năm 1245 để "tìm ra phương thuốc chống lại những người Tartar, những kẻ chà đạp đức tin và những kẻ bách hại người Kitô giáo". Gợi lại những thảm cảnh ghê rợn do người Tartar gây nên ở Nga, Ba Lan, Hungari và cảnh làn sóng Tartar đang dâng lên, cộng đồng khẩn thiết kêu gọi các tín hữu chặn đứng mọi con đường mà quân xâm lăng có thể đi qua, bằng cách đào hào, xây tường và đắp lũy.
Nhưng đồng thời vị Giáo hoàng đầy nghị lực này đã quyết định ngăn chặn mối nguy hiểm ngay từ gốc rễ, bằng cách gởi một đặc sứ của mình tới Cathay để cải hóa vua Khan là Kuyuk Khan, tại thủ đô của ông ở bắc Mông Cổ. Không sợ hãi vì sự kiện chưa từng có người châu Âu nào tới thủ đô Tartar mà có thể còn sống để trở về, Giáo hoàng Innocent IV đã gởi đặc sứ của mình đi ngày 16 tháng 4, 1245, trước cả lúc công đồng khai mạc. Ngài đã khôn ngoan chọn một tu sĩ dòng Phanxicô, John of Pian de Carpine (1180?-1225) người từng là bạn và đệ tử của thánh Phanxicô Assisi (1182-1226). Sinh tại Perugia, gần Assisi, thầy lúc đó đang làm bề trên của dòng tại Cologne. Thầy John là người thích hợp tuyệt vời cho sứ mạng này. Bản báo cáo dài 30 trang của thầy về cuộc hành trình hai năm, tuy vắn tắt, nhưng là một trong những bài mô tả hay nhất về những phong tục của người Tartar vào thời Trung Cổ. Cùng đi với thầy có một tu sĩ Phanxicô khác, thầy benedict the Pole. Cả hai đã đến được Mông Cổ và đã thành công trở về.
Thầy John không giấu giếm sứ mạng của mình, nhưng đã khôn khéo dụ dỗ được những người địa phương không mấy hiếu khách để họ chỉ đường cho các thầy chóng đi đến nơi. Từ trại của Batu bên dòng sông Volga, các thầy dòng đã phải mất ba tháng rưỡi mới tới được cung điện của Đại Vương Khan là Kuyuk Khan, ở Karakorum trung tâm của Mông Cổ. Trước khi hai thầy dòng Phanxicô tới đó vào giữa tháng tám, các tướng lãnh Tartar đã hội họp để chọn và đưa lên ngôi vị hoàng đế mới của họ, trong một chiếc lều lớn "dựng trên những cột lều dát bạc và đóng bằng những đinh vàng". Cuộc triều yết đầu tiên của vị tân vương Khan đã kích động mạnh trí tưởng tượng của người phương Tây về vẻ huyễn hoặc của phương Đông. "Họ hỏi xem chúng tôi muốn dâng lễ vật gì lên Tân Vương; nhưng chúng tôi chẳng còn gì vì bao nhiêu của cải chúng tôi đã tiêu hết dọc đường rồi. Trong lúc ở tại lều, chúng tôi nhìn thấy trên một ngọn đồi ở cách xa đó một chút, có đến trên 5 trăm xe chất đầy vàng, bạc và gấm lụa, tất cả được vua chia cho các tướng lãnh và các tướng lãnh chia cho quân lính theo phần của mỗi người". Sau đó các thầy Phanxicô được phép trình lên vua thông điệp của Giáo hoàng tuyên bố thiện chí muốn người Kitô giáo là bạn của người Tartar và mong ước người Tartar trở nên hùng mạnh với Thiên Chúa trên trời. Nhưng Giáo hoàng ra điều kiện là người Tartar phải theo đạo của Chúa Giêsu Kitô và phải ăn năn sám hối vì những thảm họa đó đã gây nên.
Đại Vương Khan đáp lễ bằng việc nhờ thầy John chuyển cho Đức Giáo hoàng hai lá thư. Tiếc thay, những thư này chẳng có nội dung đáng kể nào, vì đại vương Khan không sẵn sàng tin Chúa Giêsu Kitô. Dù vậy, thầy John không nản lòng, vì thầy được những người Kitô giáo giúp việc trong hoàng cung cho biết vua sắp sửa tin đạo. Khi Genghis Khan đề nghị phái hai sứ giả của mình theo hai thầy dòng đến thăm Đức Giáo hoàng, thầy John đã can ngăn vua. "Chúng tôi sợ rằng họ sẽ nhìn thấy cảnh chúng ta đang hiềm thù và xâu xé lẫn nhau và điều đó có thể thúc đẩy họ gây chiến với chúng ta". Ngày 13 tháng 11, 1246, vua Kuyuk Khan cho phép thầy John trở về.
Vai trò của thầy John of Pian de Parpine trong việc đông tây gặp nhau không chấm dứt ở đây. Vua Louis IX của Pháp sắp sửa khởi hành đi Cyprus để bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc thập tự chinh thứ 7....
Vai trò của thầy John of Pian de Parpine trong việc đông tây gặp nhau không chấm dứt ở đây. Vua Louis IX của Pháp sắp sửa khởi hành đi Cyprus để bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc thập tự chinh thứ 7.Để thuyết phục vua Louis rằng sẽ lợi hơn cho Giáo hội nếu vua Louis ở lại Pháp để bảo vệ Giáo hoàng Innocent IV chống quân Tartar và tên "chúa quỷ" Frederick II, Giáo hoàng phái hai thầy dòng Phanxicô tài ba này tới Paris. Họ đã thất bại trong chuyến đi này. Nhưng một thầy Phanxicô khác, William of Rubruck, một bạn thân của vua Louis, đã có những ấn tượng rất mạnh về những câu chuyện của hai thầy ở Mông Cổ. Khi vua Louis lên đường thập tự chinh, vua mang thầy William theo mình. Một thời gian ngắn sau khi vua đến Cyprus vào tháng 9, 1248, một người tới gặp vua tự xưng là sứ giả của Đại Vương Khan và mang theo một thông điệp chào mừng hữu nghị. Sứ giả này trình vua Louis rằng Đại Vương Khan rất muốn có một khối liên minh chống lại quân Hồi. Sứ giả cũng báo cáo rằng vào ngày lễ Hiển Linh ba năm trước, vua Kuyuk Khan đã theo gương mẹ của vua và theo đạo. Tất cả các thủ lãnh Tartar đã theo gương của vua và toàn dân Tartar đang hăng hái đoàn kết để chống lại quân thù Saracen.
Vua Louis cả tin đã vội phái thầy dòng Daminh là André de Longumeau làm đặc sứ của vua, thầy thông thạo tiếng Ả Rập và đã từng đến trại Batu. Sau một cuộc hành trình dài, thầy André đã đến được cung điện của Đại Vương Khan, nhưng sứ mạng của thầy đã chuyển thành một bi kịch. Thầy nghĩ mình sẽ được Kuyuk Khan chào đón như một người đồng đạo và kết một liên minh lớn. Nhưng Kuyuk Khan đã băng hà và và đế quốc này nằm trong tay của thái hậu nhiếp chính Ogul Gaimish, người hoàn toàn không phải là Kitô hữu. Sau khi đón nhận lễ vật, bà đã đuổi thầy về với những lá thư đầy lời lẽ xúc phạm đối với vua Louis.
Chuyến hành trình trở về kéo dài một năm. Phái đoàn của thầy André đã báo cáo lại rằng người Tartar là những người nguyên thủy xuất phát từ phía tận cùng của một sa mạc lớn bắt đầu từ tận cùng phía đông của trái đất, từ thời xa xưa đã trốn qua những bức tường núi lớn (Vạn Lý Trường Thành?) là bức tường ngăn chặn quân Gog và Magog. Họ thuật lại việc Genghis Khan ông nội của Kuyuk đã trở lại Kitô giáo sau khi ông được thấy Thiên Chúa trong một giấc mộng. Họ mô tả những đống xương người trắng xóa trên những con đường chinh phục của quân Tartar và chỉ trong một trại của quân Tartar, họ đã trông thấy tám trăm ngôi nhà thờ nhỏ dựng trên những chiếc xe trận. Họ cũng thuật lại tin đồn rất đáng mừng rằng một tướng Mông Cổ tên là Sartach, con của Batu, là một người Kitô giáo.
Vua Louis đang ở Đất Thánh khi ông nhận được những báo cáo lạc quan này. Thầy William of Rubbruck cũng đang có mặt bên cạnh vua. Vua trao cho thầy một cuốn Kinh Thánh và một ít tiền để tiêu, cùng với những lá thư gửi cho tướng Sartach và Đại Vương Khan. Để tránh bị xúc phạm như lần trước, vua không chính thức gọi thầy William là đặc sứ của mình. Thầy William cùng với một thầy khác tên là Bartholomew of Cremona đã rời Constantinople ngày 7 tháng 5, 1253, đáp tàu băng qua Hắc Hải đến Crimea, rồi đi đường bộ dọc theo dòng sông Don. Khi họ gặp Sartach mà họ tưởng là bạn, ông ta nổi giận phủ nhận mình là người Kitô giáo và "chế giễu người Kitô giáo". Các thầy bỏ đấy rồi băng ngang sông Volga, và sức nóng của sa mạc trước khi đến được trại của Đại Vương Khan là Mangu, ở kinh thành của Mông Cổ, ngày 27 tháng 12, 1253. Đại Vương thương hại các thầy đã cho ở lại hai tháng cho tới khi "giá lạnh" qua đi.
Ở triều đình có khá nhiều người thuộc phái lạc giáo Nestoriô, làm cho kitô giáo bị mang tiếng xấu. Chính Mangu Khan tuy tỏ ra độ lượng nhưng những quan điểm rõ rệt của vua khiến thầy đã không thành công trong sứ mạng của mình.
Thầy William kể lại với sự tiếc rẻ, "Giá như tôi có được quyền làm những phép lạ như Môse, có lẽ ông ta đã phải chịu khuất phục".
Không thành công trong sứ mạng của mình, nhưng thầy William đã mang về cho châu Âu một kho báu các sự kiện ở mặt phía bên kia của địa cầu. Thầy mô tả dòng sông Don và sông Volga và cho thấy Caspian không phải một vịnh mà là một cái hồ. Lần đầu tiên châu Âu biết được qua những bài viết của thầy rằng Trung Hoa chính là vùng đất mà người Rôma gọi là "Seres", nơi phát minh ra tơ lụa.
"Người Trung Hoa viết bằng một cái cọ giống như cái cọ vẽ của họa sĩ và họ vẽ các nét khác nhau thành một hình biểu trưng cho một từ". Trong tài liệu đầu tiên này của phương Tây liên quan tới chữ viết Trung Hoa, thầy cho thấy đã hiểu biết một điều mà nhiều người khác không biết trong nhiều thế kỷ. Thầy cũng tỉ mỉ và chính xác mô tả những nghi thức tôn giáo của các lạt ma của Phật giáo Tây Tạng và kinh nguyện "om maini padme, bum" của họ.
May mắn thay, khi được phép rời Paris, thầy William được gặp nhà bác học tiên phong người Anh và là bạn cùng dòng Phanxicô với thầy, đó là Roger Bacon (khoảng 1220-1292). Thầy Bacon bị nhà dòng nghi ngờ là thực hành pháp thuật gọi hồn và lạc giáo, nên đã bị cách ly ở Paris để các bề trên có thể canh chừng. Bacon nghiên cứu bản tường trình về hành trình của thầy William, rồi đưa những điều khám phá của thầy William vào bộ Opus Majus của mình, là bộ bách khoa Bacon soạn cho Giáo hoàng Clêmentê IV (1268). Chính qua tác phẩm này của Bacon mà những khám phá của William được biết đến ở châu Âu.
Giữa thế kỷ 13, những biến cố mới xảy ra đã nhóm lên nơi người Kitô giáo niềm hy vọng cải hóa người Tartar theo đạo. Bởi vì cuộc chinh phục người Thổ Hồi giáo đã vô tình biến người Tartar thành những đồng minh của Kitô giáo phương Tây. Những niềm hy vọng ngày càng lây lan này đã làm các người Kitô giáo nhiệt thành háo hức muốn thấy Genghis Khan trở thành người Kitô giáo đầu tiên trên đất Mông Cổ. Những tin đồn về việc Genghis Khan đã tin đạo có vẻ như được củng cố bởi một báo cáo rằng các người vợ và người mẹ của Đại Vương Khan đã theo Kitô giáo và bởi sự kiện có rất nhiều người Kitô giáo thuộc phái Nestoriô trong lãnh thổ Tartar được phép tự do theo đạo.
Các tu sĩ dòng Phanxicô đã trở thành những nhà thám hiểm đầu tiên.
Năm 1423, ngay sau khi lên ngôi, Giáo hoàng Innocent IV đã cải tổ giáo hội một cách quyết liệt để đương đầu với mối đe dọa xâm lăng mới của người Tartar. Giáo hoàng đã triệu tập công đồng chung ở Lyons năm 1245 để "tìm ra phương thuốc chống lại những người Tartar, những kẻ chà đạp đức tin và những kẻ bách hại người Kitô giáo". Gợi lại những thảm cảnh ghê rợn do người Tartar gây nên ở Nga, Ba Lan, Hungari và cảnh làn sóng Tartar đang dâng lên, cộng đồng khẩn thiết kêu gọi các tín hữu chặn đứng mọi con đường mà quân xâm lăng có thể đi qua, bằng cách đào hào, xây tường và đắp lũy.
Nhưng đồng thời vị Giáo hoàng đầy nghị lực này đã quyết định ngăn chặn mối nguy hiểm ngay từ gốc rễ, bằng cách gởi một đặc sứ của mình tới Cathay để cải hóa vua Khan là Kuyuk Khan, tại thủ đô của ông ở bắc Mông Cổ. Không sợ hãi vì sự kiện chưa từng có người châu Âu nào tới thủ đô Tartar mà có thể còn sống để trở về, Giáo hoàng Innocent IV đã gởi đặc sứ của mình đi ngày 16 tháng 4, 1245, trước cả lúc công đồng khai mạc. Ngài đã khôn ngoan chọn một tu sĩ dòng Phanxicô, John of Pian de Carpine (1180?-1225) người từng là bạn và đệ tử của thánh Phanxicô Assisi (1182-1226). Sinh tại Perugia, gần Assisi, thầy lúc đó đang làm bề trên của dòng tại Cologne. Thầy John là người thích hợp tuyệt vời cho sứ mạng này. Bản báo cáo dài 30 trang của thầy về cuộc hành trình hai năm, tuy vắn tắt, nhưng là một trong những bài mô tả hay nhất về những phong tục của người Tartar vào thời Trung Cổ. Cùng đi với thầy có một tu sĩ Phanxicô khác, thầy benedict the Pole. Cả hai đã đến được Mông Cổ và đã thành công trở về.
Thầy John không giấu giếm sứ mạng của mình, nhưng đã khôn khéo dụ dỗ được những người địa phương không mấy hiếu khách để họ chỉ đường cho các thầy chóng đi đến nơi. Từ trại của Batu bên dòng sông Volga, các thầy dòng đã phải mất ba tháng rưỡi mới tới được cung điện của Đại Vương Khan là Kuyuk Khan, ở Karakorum trung tâm của Mông Cổ. Trước khi hai thầy dòng Phanxicô tới đó vào giữa tháng tám, các tướng lãnh Tartar đã hội họp để chọn và đưa lên ngôi vị hoàng đế mới của họ, trong một chiếc lều lớn "dựng trên những cột lều dát bạc và đóng bằng những đinh vàng". Cuộc triều yết đầu tiên của vị tân vương Khan đã kích động mạnh trí tưởng tượng của người phương Tây về vẻ huyễn hoặc của phương Đông. "Họ hỏi xem chúng tôi muốn dâng lễ vật gì lên Tân Vương; nhưng chúng tôi chẳng còn gì vì bao nhiêu của cải chúng tôi đã tiêu hết dọc đường rồi. Trong lúc ở tại lều, chúng tôi nhìn thấy trên một ngọn đồi ở cách xa đó một chút, có đến trên 5 trăm xe chất đầy vàng, bạc và gấm lụa, tất cả được vua chia cho các tướng lãnh và các tướng lãnh chia cho quân lính theo phần của mỗi người". Sau đó các thầy Phanxicô được phép trình lên vua thông điệp của Giáo hoàng tuyên bố thiện chí muốn người Kitô giáo là bạn của người Tartar và mong ước người Tartar trở nên hùng mạnh với Thiên Chúa trên trời. Nhưng Giáo hoàng ra điều kiện là người Tartar phải theo đạo của Chúa Giêsu Kitô và phải ăn năn sám hối vì những thảm họa đó đã gây nên.
Đại Vương Khan đáp lễ bằng việc nhờ thầy John chuyển cho Đức Giáo hoàng hai lá thư. Tiếc thay, những thư này chẳng có nội dung đáng kể nào, vì đại vương Khan không sẵn sàng tin Chúa Giêsu Kitô. Dù vậy, thầy John không nản lòng, vì thầy được những người Kitô giáo giúp việc trong hoàng cung cho biết vua sắp sửa tin đạo. Khi Genghis Khan đề nghị phái hai sứ giả của mình theo hai thầy dòng đến thăm Đức Giáo hoàng, thầy John đã can ngăn vua. "Chúng tôi sợ rằng họ sẽ nhìn thấy cảnh chúng ta đang hiềm thù và xâu xé lẫn nhau và điều đó có thể thúc đẩy họ gây chiến với chúng ta". Ngày 13 tháng 11, 1246, vua Kuyuk Khan cho phép thầy John trở về.
Vai trò của thầy John of Pian de Parpine trong việc đông tây gặp nhau không chấm dứt ở đây. Vua Louis IX của Pháp sắp sửa khởi hành đi Cyprus để bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc thập tự chinh thứ 7....
Vai trò của thầy John of Pian de Parpine trong việc đông tây gặp nhau không chấm dứt ở đây. Vua Louis IX của Pháp sắp sửa khởi hành đi Cyprus để bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc thập tự chinh thứ 7.Để thuyết phục vua Louis rằng sẽ lợi hơn cho Giáo hội nếu vua Louis ở lại Pháp để bảo vệ Giáo hoàng Innocent IV chống quân Tartar và tên "chúa quỷ" Frederick II, Giáo hoàng phái hai thầy dòng Phanxicô tài ba này tới Paris. Họ đã thất bại trong chuyến đi này. Nhưng một thầy Phanxicô khác, William of Rubruck, một bạn thân của vua Louis, đã có những ấn tượng rất mạnh về những câu chuyện của hai thầy ở Mông Cổ. Khi vua Louis lên đường thập tự chinh, vua mang thầy William theo mình. Một thời gian ngắn sau khi vua đến Cyprus vào tháng 9, 1248, một người tới gặp vua tự xưng là sứ giả của Đại Vương Khan và mang theo một thông điệp chào mừng hữu nghị. Sứ giả này trình vua Louis rằng Đại Vương Khan rất muốn có một khối liên minh chống lại quân Hồi. Sứ giả cũng báo cáo rằng vào ngày lễ Hiển Linh ba năm trước, vua Kuyuk Khan đã theo gương mẹ của vua và theo đạo. Tất cả các thủ lãnh Tartar đã theo gương của vua và toàn dân Tartar đang hăng hái đoàn kết để chống lại quân thù Saracen.
Vua Louis cả tin đã vội phái thầy dòng Daminh là André de Longumeau làm đặc sứ của vua, thầy thông thạo tiếng Ả Rập và đã từng đến trại Batu. Sau một cuộc hành trình dài, thầy André đã đến được cung điện của Đại Vương Khan, nhưng sứ mạng của thầy đã chuyển thành một bi kịch. Thầy nghĩ mình sẽ được Kuyuk Khan chào đón như một người đồng đạo và kết một liên minh lớn. Nhưng Kuyuk Khan đã băng hà và và đế quốc này nằm trong tay của thái hậu nhiếp chính Ogul Gaimish, người hoàn toàn không phải là Kitô hữu. Sau khi đón nhận lễ vật, bà đã đuổi thầy về với những lá thư đầy lời lẽ xúc phạm đối với vua Louis.
Chuyến hành trình trở về kéo dài một năm. Phái đoàn của thầy André đã báo cáo lại rằng người Tartar là những người nguyên thủy xuất phát từ phía tận cùng của một sa mạc lớn bắt đầu từ tận cùng phía đông của trái đất, từ thời xa xưa đã trốn qua những bức tường núi lớn (Vạn Lý Trường Thành?) là bức tường ngăn chặn quân Gog và Magog. Họ thuật lại việc Genghis Khan ông nội của Kuyuk đã trở lại Kitô giáo sau khi ông được thấy Thiên Chúa trong một giấc mộng. Họ mô tả những đống xương người trắng xóa trên những con đường chinh phục của quân Tartar và chỉ trong một trại của quân Tartar, họ đã trông thấy tám trăm ngôi nhà thờ nhỏ dựng trên những chiếc xe trận. Họ cũng thuật lại tin đồn rất đáng mừng rằng một tướng Mông Cổ tên là Sartach, con của Batu, là một người Kitô giáo.
Vua Louis đang ở Đất Thánh khi ông nhận được những báo cáo lạc quan này. Thầy William of Rubbruck cũng đang có mặt bên cạnh vua. Vua trao cho thầy một cuốn Kinh Thánh và một ít tiền để tiêu, cùng với những lá thư gửi cho tướng Sartach và Đại Vương Khan. Để tránh bị xúc phạm như lần trước, vua không chính thức gọi thầy William là đặc sứ của mình. Thầy William cùng với một thầy khác tên là Bartholomew of Cremona đã rời Constantinople ngày 7 tháng 5, 1253, đáp tàu băng qua Hắc Hải đến Crimea, rồi đi đường bộ dọc theo dòng sông Don. Khi họ gặp Sartach mà họ tưởng là bạn, ông ta nổi giận phủ nhận mình là người Kitô giáo và "chế giễu người Kitô giáo". Các thầy bỏ đấy rồi băng ngang sông Volga, và sức nóng của sa mạc trước khi đến được trại của Đại Vương Khan là Mangu, ở kinh thành của Mông Cổ, ngày 27 tháng 12, 1253. Đại Vương thương hại các thầy đã cho ở lại hai tháng cho tới khi "giá lạnh" qua đi.
Ở triều đình có khá nhiều người thuộc phái lạc giáo Nestoriô, làm cho kitô giáo bị mang tiếng xấu. Chính Mangu Khan tuy tỏ ra độ lượng nhưng những quan điểm rõ rệt của vua khiến thầy đã không thành công trong sứ mạng của mình.
Thầy William kể lại với sự tiếc rẻ, "Giá như tôi có được quyền làm những phép lạ như Môse, có lẽ ông ta đã phải chịu khuất phục".
Không thành công trong sứ mạng của mình, nhưng thầy William đã mang về cho châu Âu một kho báu các sự kiện ở mặt phía bên kia của địa cầu. Thầy mô tả dòng sông Don và sông Volga và cho thấy Caspian không phải một vịnh mà là một cái hồ. Lần đầu tiên châu Âu biết được qua những bài viết của thầy rằng Trung Hoa chính là vùng đất mà người Rôma gọi là "Seres", nơi phát minh ra tơ lụa.
"Người Trung Hoa viết bằng một cái cọ giống như cái cọ vẽ của họa sĩ và họ vẽ các nét khác nhau thành một hình biểu trưng cho một từ". Trong tài liệu đầu tiên này của phương Tây liên quan tới chữ viết Trung Hoa, thầy cho thấy đã hiểu biết một điều mà nhiều người khác không biết trong nhiều thế kỷ. Thầy cũng tỉ mỉ và chính xác mô tả những nghi thức tôn giáo của các lạt ma của Phật giáo Tây Tạng và kinh nguyện "om maini padme, bum" của họ.
May mắn thay, khi được phép rời Paris, thầy William được gặp nhà bác học tiên phong người Anh và là bạn cùng dòng Phanxicô với thầy, đó là Roger Bacon (khoảng 1220-1292). Thầy Bacon bị nhà dòng nghi ngờ là thực hành pháp thuật gọi hồn và lạc giáo, nên đã bị cách ly ở Paris để các bề trên có thể canh chừng. Bacon nghiên cứu bản tường trình về hành trình của thầy William, rồi đưa những điều khám phá của thầy William vào bộ Opus Majus của mình, là bộ bách khoa Bacon soạn cho Giáo hoàng Clêmentê IV (1268). Chính qua tác phẩm này của Bacon mà những khám phá của William được biết đến ở châu Âu.
Xem tiếp:
Phần 5 - Chương 18: Khám phá châu Á