Khám phá châu Á
Marco Polo vượt xa mọi nhà thám hiểm Kitô giáo về kinh nghiệm, thành tựu và ảnh hưởng của ông. Những thầy dòng Phanxicô hành trình đến Mông Cổ và trở về trong không đầy ba năm và ở đó với tư cách là những nhà truyền giáo - ngoại giao. Hành trình của Marco Polo kéo dài hai mươi bốn năm.
Marco Polo vượt xa mọi nhà thám hiểm Kitô giáo về kinh nghiệm, thành tựu và ảnh hưởng của ông. Những thầy dòng Phanxicô hành trình đến Mông Cổ và trở về trong không đầy ba năm và ở đó với tư cách là những nhà truyền giáo - ngoại giao. Hành trình của Marco Polo kéo dài hai mươi bốn năm. Ông đi xa hơn những người đã đi trước mình, vượt qua Mông Cổ đến tận trung tâm của Trung Hoa. Ông rong ruổi khắp đất Trung Hoa cho đến tận đại dương và ông nắm giữ những vai trò khác nhau, trở thành cận thần của Kublai Khan và tổng trấn của một thành phố lớn Trung Hoa. Ông thông thạo ngôn ngữ và say mê tìm hiểu đời sống và văn hóa Trung Hoa. Đối với mọi thế hệ châu Âu, những bài mô tả dồi dào, sống động và hiện thực của ông về lối sống đông phương chính là cuộc khám phá châu Á.
Venice thời đó là một trung tâm thương mại lớn ở Địa Trung Hải và xa hơn. Marco vừa tròn 15 tuổi vào năm 1269, khi ông Nocolò, cha của Marco và ông Maffeo Polo, chú của Marco từ Venice trở về sau một cuộc hành trình 9 năm sang phương Đông. Một người chú khác của Marco cũng tên là Marco Polo, có những trung tâm buôn bán ở Constantinople và Soldaia ở Crimea; hai ông Nicolò và Maffeo cùng đến đó năm 1260 để hợp tác với chú em. Trong phần mở đầu cuốn sách của mình, Marco Polo đã kể lại những cuộc hành trình này mà ông không tham dự. Hai ông Nicolò và Maffeo có ở Constantinople một kho dự trữ đá quý. Họ chuyển bằng đường biển tới Soldaia, rồi từ phía đông bắc đi dọc sông Volga đến cung điện nguy nga tráng lệ của Barka Khan, con của Genghis Khan. Barka Khan không chỉ tiếp đãi hai anh em rất lịch sự và long trọng, nhưng điều đáng nói hơn, ông đã mua toàn bộ đá quý của họ, khiến "hai anh em nhận được gấp đôi giá trị thật của nó", theo như Marco Polo nhận định.
Khi một cuộc chiến nổ ra giữa Barkha Khan và một hoàng tử Tartar khác cắt đứt đường về Constantinople của hai anh em, họ quyết định tiếp tục công việc mạo hiểm kinh doanh xa hơn về phía đông. Một cuộc hành trình 7 ngày qua sa mạc đưa họ tới Bokhara, ở đây họ nhập đoàn với một số sứ giả Tartar khác đang trên đường đến cung điện của Đại Vương Khan là Kublai Khan. Những sứ giả này cho hai anh em Polo biết rằng vua Kublai Khan chưa từng gặp hai ông và sẽ tiếp đãi hai ông một cách long trọng và hào phóng. Những sứ giả này hứa sẽ bảo vệ hai ông dọc đường. Hai anh em Polo nhận lời mời của họ và sau một năm dài hành trình, "được tận mắt nhìn thấy đủ thứ kỳ diệu", họ tới được cung điện của vua Kublai Khan. Vua Khan tiếp đãi họ hết sức thân thiện như những sứ giả đã nói trước và tỏ ra là một con người say mê tìm hiểu, thông minh linh lợi và muốn biết mọi điều về phương Tây.
Cuối cùng vua đề nghị hai ông làm sứ giả của vua đến Giáo hoàng, thỉnh cầu Giáo hoàng phái một trăm nhà truyền giáo thông thạo về Thất Nghệ để dạy cho dân của ông về Kitô giáo và khoa học của phương Tây. Ông cũng xin đem về cho ông ít dầu từ cây đèn ở Mộ Thánh tại Giêrusalem. Khi hai ông Nicolò và Maffeo lên đường, họ mang theo Bảng Vàng của vua, giấy bảo đảm an toàn trên đường và lệnh của vua cho mọi người phải giúp đỡ hai ông trên đường. Khi về tới Acre vào tháng 4, 1269, hai anh em được tin Giáo hoàng đã qua đời và chưa có người kế vị. Họ trở về Venice để đợi kết quả bầu tân Giáo hoàng. Khi Đức Gregoriô X trở thành tân Giáo hoàng, ngài không cử một trăm nhà truyền giáo như đã được yêu cầu, nhưng chỉ phái hai tu sĩ Đaminh đi theo hai anh em Polo.
Năm 1271, khi hai anh em Nicolò và Maffeo Polo rời Venice để lên đường trở về với Kublai Khan, họ cho con trai của Nicolò là Marco đi theo. Khi ấy Marco 17 tuổi và sẽ là người làm cho cuộc hành trình của họ đi vào lịch sử. Tại Lajazzo trên bờ đông Địa Trung Hải, hai tu sĩ Đaminh hoảng sợ đã bỏ cuộc, chỉ còn lại ba người của gia đình Polo. Họ tiếp tục đi đến Baghdad, rồi đến Ormuz ở cửa Vịnh Ba Tư. Từ Ormuz, lẽ ra họ đã có thể làm một cuộc hành trình dài bằng tàu qua biển ấn Độ, nhưng họ đã chọn đi đường bộ lên phía đông bắc qua Sa Mạc Kerman của Ba Tư tới vùng đồi núi giá lạnh ở Badakhshan, nổi tiếng về ngọc thạch, lam thạch và ngựa quý. Macro kể lại, ở đây có những con ngựa "sinh ra từ những con ngựa cái đã phối giống với con ngựa Bucephalô của hoàng đế Alexandro và tất cả chúng khi sinh ra đều có một sừng trước trán giống như con Bucephalô". Họ ở lại đây một năm chờ cho Marco khỏi bệnh nhờ hít thở không khí miền núi trong lành.
Họ lại lên đường qua sa mạc và đến Tangut, phía cực tây bắc Trung Hoa, băng qua những thảo nguyên Mông Cổ và đến cung điện của Vua Khan, sau một cuộc hành trình gian nan ba năm rưỡi.
...Vua Khan ngay lập tức giữ Marco lại phục vụ ông và phái ông đi làm đặc sứ của mình tại một nước trong sáu tháng. Ngày nay, khi đọc những cuộc hành trình của Marco Polo, tất cả chúng ta hiểu rõ được kết quả sự say mê tri thức của vị vua Mông Cổ ở thế kỷ 13 ấy....
Vua Kublai Khan tiếp đón những công dân Venice hết sức long trọng. Linh cảm được những tài năng của cậu bé Marco 21 tuổi, vua Khan ngay lập tức giữ Marco lại phục vụ ông và phái ông đi làm đặc sứ của mình tại một nước trong sáu tháng. Ngày nay, khi đọc những cuộc hành trình của Marco Polo, tất cả chúng ta hiểu rõ được kết quả sự say mê tri thức của vị vua Mông Cổ ở thế kỷ 13 ấy.
Nhiều lần, khi các sứ giả của vua đi thăm các miền khác nhau trên thế giới trở về, họ chỉ báo cáo cho vua những gì liên quan tới nhiệm vụ của họ, ngoài ra họ không biết thêm điều gì khác. Vua coi họ chỉ là những kẻ ngốc nghếch vô tích sự và vua nói: "Ta muốn biết nhiều điều xa lạ và hay ho ở xứ người, những phong tục của các dân tộc khắp nơi trên thế giới, chứ không muốn biết những công việc của các nước đó". Biết được ý vua, nên mỗi khi Marco Polo đi đi về về, ông đều tìm hiểu cặn kẽ mọi điều thuộc mọi lãnh vực khác nhau của các xứ sở xa lạ mà ông đến thăm, rồi thuật lại tất cả cho Đại Khan. Ông tìm hiểu tất cả những gì ở những miền đất xa xôi mà ông biết là vua rất thích, khiến cho vua rất hài lòng và đem lòng yêu mến sủng ái Marco lắm. Vua cho rằng Marco biết nhiều hơn bất cứ một ai và đối với vua Khan, chỉ có Marco Polo là biết dùng cặp mắt của mình!
Chúng ta không biết thêm gì về những năm tháng hai ông Nicolò và Maffeo Polo sống ở triều đình vua Khan, chỉ biết rằng sau 17 năm, họ đã "có rất nhiều vàng bạc châu báu". Càng ngày vua càng muốn giữ Marco lại bên mình, không muốn ông rời xa ông. Nhưng năm 1292, vua cần có một người hộ tống một công chúa Tartar sang làm dâu cho nhà Ilkhan của Ba Tư. Các phái đoàn của Ilkhan đã không thành công trong việc đưa công chúa 17 tuổi này về Ba Tư bằng đường bộ. Họ trở lại hoàng cung của Kublai Khan và đề nghị đưa công chúa đi qua đường biển. Đúng lúc đó Marco đã trở về sau một chuyến công vụ trên đường biển tới ấn Độ. Phái đoàn Ba Tư đã biết danh tiếng của người Venice trên đường biển, nên đề nghị vua cho phép Marco hộ tống họ và công chúa trên đường biển. Vua Khan lệnh cho chuẩn bị 14 thuyền lớn, với một đoàn hộ tống sáu trăm người và lương thực đủ cho hai năm. Sau một chuyến hành trình hiểm nghèo qua Biển Đông tới Sumatra rồi qua biển Ấn Độ, chỉ còn mười tám người trong số sáu trăm người trong đoàn sống sót, công chúa Tartar đã tới được triều đình của Ba Tư an toàn. Công chúa rất quyến luyến những người Venice và đã khóc lúc họ chia tay.
Những người của gia đình Polo trở về quê nhà bằng đường bộ qua Babriz bắc Ba Tư, qua Trebizond ở bờ biển nam Hắc Hải, rồi đến Constantinople, từ đó họ về tới Venice vào mùa đông 1295, sau 24 năm xa nhà. Gia đình Polo từ lâu tưởng họ đã chết. Người ta kể lại rằng sau khi ba người lạ ăn bận xốc xếch xuất hiện, trông họ giống như những người Tartar hơn là người Venice, những người bà con quý tộc Venice của họ không biết phải đối xử với họ ra sau. Nhưng những ký ức xa xưa của họ đã trở lại ngay trong tâm trí họ khi những người phiêu bạt này giật bung những đường chỉ của những bộ áo quần bẩn thỉu của họ ra và lôi ra kho châu báu bí mật của họ - toàn là ngọc bích, kim cương và ngọc thạch. Thế là họ ôm choàng lấy nhau và tổ chức một đám tiệc hội ngộ linh đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện kỳ lạ.
Đó là những năm xảy ra những cuộc sát phạt cay đắng giữa Venice và Genoa để giành quyền buôn bán trên biển Địa Trung Hải. Ngày 6 tháng 9, 1298, cuộc chiến đạt tới tột đỉnh giữa người Venice và Genoa ở Curzola ngoài bờ biển vùng Dalmatia, người Genoa thắng trận, với bảy ngàn tù binh. Trong số những tù binh này, có một "thuyền trưởng quý tộc" của chiến thuyền Venice, đó là Marco Polo. Bị xiềng và đưa về một nhà tù ở Genoa, ông đã kết thân với một tù binh khác từng bị bắt trong một cuộc chiến trước đây giữa người Genoa và người Pisan. Tên ông ta là Rustichello. Rustichello vốn là một văn sĩ từng viết các truyện hiệp sĩ và đã nổi tiếng với các truyện về Vua Arthur và chiếc Bàn Tròn. Tuy không hẳn là một thiên tài văn chương, Rustichello vẫn là một bậc thầy trong loại hình truyện cổ của mình. Qua những hồi ức của Marco, Rustichello tìm thấy những chất liệu cho một loại hình truyện cổ mới của ông - "Truyện Thế Giới" - và ông đã thuyết phục Marco hợp tác. Chắc hẳn Marco Polo đã phải thu thập những ghi chép của mình ở nhà. Thế rồi, lợi dụng những giờ rảnh rỗi trong tù và vì hai người bị giam chung phòng với nhau, Marco Polo đã kể lại hàng giờ kho chuyện phong phú về các cuộc hành trình của mình cho Rustichello và ông này đã viết thành sách.
Từ trước tới nay, chưa từng có cuốn sách nào cung cấp nhiều thông tin trung thực như cuốn sách này, hay mở rộng tầm nhìn của con người về một châu lục như thế.
Marco Polo vượt xa mọi nhà thám hiểm Kitô giáo về kinh nghiệm, thành tựu và ảnh hưởng của ông. Những thầy dòng Phanxicô hành trình đến Mông Cổ và trở về trong không đầy ba năm và ở đó với tư cách là những nhà truyền giáo - ngoại giao. Hành trình của Marco Polo kéo dài hai mươi bốn năm. Ông đi xa hơn những người đã đi trước mình, vượt qua Mông Cổ đến tận trung tâm của Trung Hoa. Ông rong ruổi khắp đất Trung Hoa cho đến tận đại dương và ông nắm giữ những vai trò khác nhau, trở thành cận thần của Kublai Khan và tổng trấn của một thành phố lớn Trung Hoa. Ông thông thạo ngôn ngữ và say mê tìm hiểu đời sống và văn hóa Trung Hoa. Đối với mọi thế hệ châu Âu, những bài mô tả dồi dào, sống động và hiện thực của ông về lối sống đông phương chính là cuộc khám phá châu Á.
Venice thời đó là một trung tâm thương mại lớn ở Địa Trung Hải và xa hơn. Marco vừa tròn 15 tuổi vào năm 1269, khi ông Nocolò, cha của Marco và ông Maffeo Polo, chú của Marco từ Venice trở về sau một cuộc hành trình 9 năm sang phương Đông. Một người chú khác của Marco cũng tên là Marco Polo, có những trung tâm buôn bán ở Constantinople và Soldaia ở Crimea; hai ông Nicolò và Maffeo cùng đến đó năm 1260 để hợp tác với chú em. Trong phần mở đầu cuốn sách của mình, Marco Polo đã kể lại những cuộc hành trình này mà ông không tham dự. Hai ông Nicolò và Maffeo có ở Constantinople một kho dự trữ đá quý. Họ chuyển bằng đường biển tới Soldaia, rồi từ phía đông bắc đi dọc sông Volga đến cung điện nguy nga tráng lệ của Barka Khan, con của Genghis Khan. Barka Khan không chỉ tiếp đãi hai anh em rất lịch sự và long trọng, nhưng điều đáng nói hơn, ông đã mua toàn bộ đá quý của họ, khiến "hai anh em nhận được gấp đôi giá trị thật của nó", theo như Marco Polo nhận định.
Khi một cuộc chiến nổ ra giữa Barkha Khan và một hoàng tử Tartar khác cắt đứt đường về Constantinople của hai anh em, họ quyết định tiếp tục công việc mạo hiểm kinh doanh xa hơn về phía đông. Một cuộc hành trình 7 ngày qua sa mạc đưa họ tới Bokhara, ở đây họ nhập đoàn với một số sứ giả Tartar khác đang trên đường đến cung điện của Đại Vương Khan là Kublai Khan. Những sứ giả này cho hai anh em Polo biết rằng vua Kublai Khan chưa từng gặp hai ông và sẽ tiếp đãi hai ông một cách long trọng và hào phóng. Những sứ giả này hứa sẽ bảo vệ hai ông dọc đường. Hai anh em Polo nhận lời mời của họ và sau một năm dài hành trình, "được tận mắt nhìn thấy đủ thứ kỳ diệu", họ tới được cung điện của vua Kublai Khan. Vua Khan tiếp đãi họ hết sức thân thiện như những sứ giả đã nói trước và tỏ ra là một con người say mê tìm hiểu, thông minh linh lợi và muốn biết mọi điều về phương Tây.
Cuối cùng vua đề nghị hai ông làm sứ giả của vua đến Giáo hoàng, thỉnh cầu Giáo hoàng phái một trăm nhà truyền giáo thông thạo về Thất Nghệ để dạy cho dân của ông về Kitô giáo và khoa học của phương Tây. Ông cũng xin đem về cho ông ít dầu từ cây đèn ở Mộ Thánh tại Giêrusalem. Khi hai ông Nicolò và Maffeo lên đường, họ mang theo Bảng Vàng của vua, giấy bảo đảm an toàn trên đường và lệnh của vua cho mọi người phải giúp đỡ hai ông trên đường. Khi về tới Acre vào tháng 4, 1269, hai anh em được tin Giáo hoàng đã qua đời và chưa có người kế vị. Họ trở về Venice để đợi kết quả bầu tân Giáo hoàng. Khi Đức Gregoriô X trở thành tân Giáo hoàng, ngài không cử một trăm nhà truyền giáo như đã được yêu cầu, nhưng chỉ phái hai tu sĩ Đaminh đi theo hai anh em Polo.
Năm 1271, khi hai anh em Nicolò và Maffeo Polo rời Venice để lên đường trở về với Kublai Khan, họ cho con trai của Nicolò là Marco đi theo. Khi ấy Marco 17 tuổi và sẽ là người làm cho cuộc hành trình của họ đi vào lịch sử. Tại Lajazzo trên bờ đông Địa Trung Hải, hai tu sĩ Đaminh hoảng sợ đã bỏ cuộc, chỉ còn lại ba người của gia đình Polo. Họ tiếp tục đi đến Baghdad, rồi đến Ormuz ở cửa Vịnh Ba Tư. Từ Ormuz, lẽ ra họ đã có thể làm một cuộc hành trình dài bằng tàu qua biển ấn Độ, nhưng họ đã chọn đi đường bộ lên phía đông bắc qua Sa Mạc Kerman của Ba Tư tới vùng đồi núi giá lạnh ở Badakhshan, nổi tiếng về ngọc thạch, lam thạch và ngựa quý. Macro kể lại, ở đây có những con ngựa "sinh ra từ những con ngựa cái đã phối giống với con ngựa Bucephalô của hoàng đế Alexandro và tất cả chúng khi sinh ra đều có một sừng trước trán giống như con Bucephalô". Họ ở lại đây một năm chờ cho Marco khỏi bệnh nhờ hít thở không khí miền núi trong lành.
Họ lại lên đường qua sa mạc và đến Tangut, phía cực tây bắc Trung Hoa, băng qua những thảo nguyên Mông Cổ và đến cung điện của Vua Khan, sau một cuộc hành trình gian nan ba năm rưỡi.
...Vua Khan ngay lập tức giữ Marco lại phục vụ ông và phái ông đi làm đặc sứ của mình tại một nước trong sáu tháng. Ngày nay, khi đọc những cuộc hành trình của Marco Polo, tất cả chúng ta hiểu rõ được kết quả sự say mê tri thức của vị vua Mông Cổ ở thế kỷ 13 ấy....
Vua Kublai Khan tiếp đón những công dân Venice hết sức long trọng. Linh cảm được những tài năng của cậu bé Marco 21 tuổi, vua Khan ngay lập tức giữ Marco lại phục vụ ông và phái ông đi làm đặc sứ của mình tại một nước trong sáu tháng. Ngày nay, khi đọc những cuộc hành trình của Marco Polo, tất cả chúng ta hiểu rõ được kết quả sự say mê tri thức của vị vua Mông Cổ ở thế kỷ 13 ấy.
Nhiều lần, khi các sứ giả của vua đi thăm các miền khác nhau trên thế giới trở về, họ chỉ báo cáo cho vua những gì liên quan tới nhiệm vụ của họ, ngoài ra họ không biết thêm điều gì khác. Vua coi họ chỉ là những kẻ ngốc nghếch vô tích sự và vua nói: "Ta muốn biết nhiều điều xa lạ và hay ho ở xứ người, những phong tục của các dân tộc khắp nơi trên thế giới, chứ không muốn biết những công việc của các nước đó". Biết được ý vua, nên mỗi khi Marco Polo đi đi về về, ông đều tìm hiểu cặn kẽ mọi điều thuộc mọi lãnh vực khác nhau của các xứ sở xa lạ mà ông đến thăm, rồi thuật lại tất cả cho Đại Khan. Ông tìm hiểu tất cả những gì ở những miền đất xa xôi mà ông biết là vua rất thích, khiến cho vua rất hài lòng và đem lòng yêu mến sủng ái Marco lắm. Vua cho rằng Marco biết nhiều hơn bất cứ một ai và đối với vua Khan, chỉ có Marco Polo là biết dùng cặp mắt của mình!
Chúng ta không biết thêm gì về những năm tháng hai ông Nicolò và Maffeo Polo sống ở triều đình vua Khan, chỉ biết rằng sau 17 năm, họ đã "có rất nhiều vàng bạc châu báu". Càng ngày vua càng muốn giữ Marco lại bên mình, không muốn ông rời xa ông. Nhưng năm 1292, vua cần có một người hộ tống một công chúa Tartar sang làm dâu cho nhà Ilkhan của Ba Tư. Các phái đoàn của Ilkhan đã không thành công trong việc đưa công chúa 17 tuổi này về Ba Tư bằng đường bộ. Họ trở lại hoàng cung của Kublai Khan và đề nghị đưa công chúa đi qua đường biển. Đúng lúc đó Marco đã trở về sau một chuyến công vụ trên đường biển tới ấn Độ. Phái đoàn Ba Tư đã biết danh tiếng của người Venice trên đường biển, nên đề nghị vua cho phép Marco hộ tống họ và công chúa trên đường biển. Vua Khan lệnh cho chuẩn bị 14 thuyền lớn, với một đoàn hộ tống sáu trăm người và lương thực đủ cho hai năm. Sau một chuyến hành trình hiểm nghèo qua Biển Đông tới Sumatra rồi qua biển Ấn Độ, chỉ còn mười tám người trong số sáu trăm người trong đoàn sống sót, công chúa Tartar đã tới được triều đình của Ba Tư an toàn. Công chúa rất quyến luyến những người Venice và đã khóc lúc họ chia tay.
Những người của gia đình Polo trở về quê nhà bằng đường bộ qua Babriz bắc Ba Tư, qua Trebizond ở bờ biển nam Hắc Hải, rồi đến Constantinople, từ đó họ về tới Venice vào mùa đông 1295, sau 24 năm xa nhà. Gia đình Polo từ lâu tưởng họ đã chết. Người ta kể lại rằng sau khi ba người lạ ăn bận xốc xếch xuất hiện, trông họ giống như những người Tartar hơn là người Venice, những người bà con quý tộc Venice của họ không biết phải đối xử với họ ra sau. Nhưng những ký ức xa xưa của họ đã trở lại ngay trong tâm trí họ khi những người phiêu bạt này giật bung những đường chỉ của những bộ áo quần bẩn thỉu của họ ra và lôi ra kho châu báu bí mật của họ - toàn là ngọc bích, kim cương và ngọc thạch. Thế là họ ôm choàng lấy nhau và tổ chức một đám tiệc hội ngộ linh đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện kỳ lạ.
Đó là những năm xảy ra những cuộc sát phạt cay đắng giữa Venice và Genoa để giành quyền buôn bán trên biển Địa Trung Hải. Ngày 6 tháng 9, 1298, cuộc chiến đạt tới tột đỉnh giữa người Venice và Genoa ở Curzola ngoài bờ biển vùng Dalmatia, người Genoa thắng trận, với bảy ngàn tù binh. Trong số những tù binh này, có một "thuyền trưởng quý tộc" của chiến thuyền Venice, đó là Marco Polo. Bị xiềng và đưa về một nhà tù ở Genoa, ông đã kết thân với một tù binh khác từng bị bắt trong một cuộc chiến trước đây giữa người Genoa và người Pisan. Tên ông ta là Rustichello. Rustichello vốn là một văn sĩ từng viết các truyện hiệp sĩ và đã nổi tiếng với các truyện về Vua Arthur và chiếc Bàn Tròn. Tuy không hẳn là một thiên tài văn chương, Rustichello vẫn là một bậc thầy trong loại hình truyện cổ của mình. Qua những hồi ức của Marco, Rustichello tìm thấy những chất liệu cho một loại hình truyện cổ mới của ông - "Truyện Thế Giới" - và ông đã thuyết phục Marco hợp tác. Chắc hẳn Marco Polo đã phải thu thập những ghi chép của mình ở nhà. Thế rồi, lợi dụng những giờ rảnh rỗi trong tù và vì hai người bị giam chung phòng với nhau, Marco Polo đã kể lại hàng giờ kho chuyện phong phú về các cuộc hành trình của mình cho Rustichello và ông này đã viết thành sách.
Từ trước tới nay, chưa từng có cuốn sách nào cung cấp nhiều thông tin trung thực như cuốn sách này, hay mở rộng tầm nhìn của con người về một châu lục như thế.