Người Trung Hoa đi ra
Vào thời hoàng tử Henry Nhà Hàng Hải phái các tàu thám hiểm của mình đi dọc xuống bờ biển phía tây châu Phi, thì ở phía bên kia hành tinh, những nhà hàng hải Trung Hoa đã có một lực lượng hải quân vô địch về quân số, về tài năng và về kỹ thuật.
Vào thời hoàng tử Henry Nhà Hàng Hải phái các tàu thám hiểm của mình đi dọc xuống bờ biển phía tây châu Phi, thì ở phía bên kia hành tinh, những nhà hàng hải Trung Hoa đã có một lực lượng hải quân vô địch về quân số, về tài năng và về kỹ thuật. Những tàu chiến của họ đã ngang dọc khắp Biển Đông và quanh Ấn Độ Dương, tới tận bờ biển tây châu Phi, cho tới mũi cùng của Lục Địa Đen. Nhưng trong khi những thành tích của hoàng tử Henry là tiền đề cho những cuộc hải hành dẫn đến việc khám phá cả một Tân Thế Giới và đi vòng quanh trái đất, thì những chuyến hành trình lớn hơn của Trung Hoa vào cùng thời kỳ ấy lại đi vào ngõ cụt.
Ngành đi biển của Trung Hoa đã phát triển một cách ngoạn mục. Người hùng của sự phát triển này là Trình Hạo, nhà thiết kế và chỉ huy những chuyến du hành rộng lớn và xuất sắc nhất. Trình Hạo là một thái giám và điều này giúp cắt nghĩa ông đã làm cách nào tổ chức được những cuộc mạo hiểm to lớn ấy và cũng cắt nghĩa tại sao chúng đã kết thúc một cách quá đường đột như vậy.
Các cơ chế ở hoàng cung Trung Hoa rất thuận lợi để các quan thái giám phát triển quyền lực. Ngay từ thời nhà Hán, vua thường chỉ ở trong hoàng cung và trong vườn thượng uyển và các quan cận thần cũng chỉ được tiếp xúc suốt ngày đêm ở trong hoàng cung và có thể trò chuyện với vua. Ngay quan tể tướng cũng chỉ có thể tiếp xúc với vua bằng các sớ biểu, trong khi quan thái giám có thể thì thầm sát tai vua.
Nếu vua đã sống từ nhỏ ngoài hoàng cung và lên ngôi khi đã trưởng thành, thì ảnh hưởng quyền lực của thái giám cũng không đến nỗi to lớn bao nhiêu. Nhưng liên tục trong thời kỳ sau này của lịch sử Trung Hoa, các vua kế vị đều đã sinh ra và lớn lên trong hoàng cung, dưới sự trông coi từ bé tới lớn của thái giám. Khi một hoàng đế nhỏ tuổi lên kế vị vua cha, quan thái giám của hoàng cung là người kiểm soát mọi quyết định của vị vua nhỏ tuổi và của hoàng thái hậu nhiếp chính. Những thái giám này trong thời kỳ đầu của triều Hán thường xuất thân từ những hạng bần cùng trong xã hội. Biết rằng mình chẳng có tương lai nào bên ngoài đời sống hoàng cung, nên những thái giám này đã trở nên nổi tiếng vì tính tham lam và quen nhận của đút lót.
Nhưng dần dần một tầng lớp nho học mới, đồ đệ của Khổng Tử, cũng được thu nhận từ những giai cấp nghèo khổ và đã được tổ chức thành một bộ phận công chức của triều đình. Từ đây đã có hai phe rõ rệt, một phe bênh vực các thái giám, một phe chống lại các thái giám. Những học sĩ thư lại thì sợ, ghen tị và khinh bỉ những thái giám có quyền hơn họ, dù những thái giám này chẳng biết một câu kinh của Khổng Tử. Tầng lớp quân đội do các tướng quân cầm đầu có lý do để miệt thị những tên thái giám bồi phòng chưa hề biết đánh trận là gì. Giới học sĩ thư lại và giới quân nhân hầu như không bao giờ thành công trong việc liên minh với nhau để chống lại những thái giám, vì những người này sống trong cung cấm mà không địch thủ nào có thể thâm nhập.
Chúng ta biết rất ít về thái giám Trình Hạo. Chúng ta chỉ biết ông là người Hồi giáo, xuất thân từ dòng dõi nghèo hèn ở tỉnh Vân Nam của miền nam Trung Hoa.
Vào thời của Trình Hạo, hoàng đế Trung Hoa luôn muốn chứng tỏ Trung Hoa không cần gì ở những nước khác và không có gì phải học từ các nước khác.
Ông vua Dung Lộ (1359-1424) là một con người hoang tưởng tự đại, muốn biến Trung Hoa thành một đế quốc lớn như đế quốc Mông Cổ ở phương Bắc. Năm 1409, vua Dung Lộ rời kinh đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh, sát biên giới của Mông Cổ, gần ngay Vạn Lý Trường Thành. Sau đó ông quyết định phái các đoàn hàng hải đi khắp khu vực Biển Trung Hoa để trương uy thanh thế của mình. Ông đã chọn Trình Hạo làm người chỉ huy. Trình Hạo đã tổ chức những đoàn tàu lớn nhất trên hành tinh từ trước tới nay (1405-1433), gồm 370 chiến thuyền với 37 ngàn người. Các chiến thuyền gồm đủ loại, từ những chiếc to nhất có chiều dài 150 mét, ngang 60 mét, chín cột buồm, xuống tới những chiếc nhỏ nhất có năm cột buồm, dài 60 mét và ngang 22 mét. Cả Ibn Battuta, người sống trước đó một thế kỷ, lẫn Nicole de Conti, người vào khoảng thời đó từng là hành khách trên một con tàu Trung Hoa, đều kinh ngạc trước những con tàu mà họ thấy lớn hơn rất nhiều so với những tàu lớn nhất họ từng thấy ở phương Tây.
Trình Hạo đưa các đoàn tàu hải quân của mình đi khắp các vùng biển giáp giới Biển Trung Hoa và Ấn Độ Dương.
Trình Hạo đã thực hiện cả thảy 7 chuyến hành trình xa dần về phương tây. Chuyến đầu tiên khởi hành năm 1405 đã đi đến Java và Sumatra, rồi đến Ceylon và Calicut. Các chuyến tiếp theo đi đến Xiêm La, biến Malacca làm căn cứ dừng chân để đi tiếp tới vùng Tây Indies, rồi tới Bengal, tới quân đảo Maldive và xa mãi về phương tây tới tận lãnh địa Ba Tư của Ormuz ở cửa Vịnh Ba Tư. Chuyến thám hiểm thứ sáu (1421-1422) chỉ trong vòng hai năm đã ghé qua 36 nước trải hết chiều ngang của Ấn Độ Dương từ Borneo đến Zanzibar. Năm 1424, là một điềm xấu cho kế hoạch to lớn của ông này. Ông vua kế vị là người theo phe chống hải quân quyết định hủy bỏ kế hoạch hàng hải được dự trù cho năm đó.
Thế là các cuộc hải hành trở thành quân cờ thí cho sự tranh chấp ngôi vua. Sau thời gian trị vì ngắn ngủi của vị vua chống hải quân, ông vua kế vị là một người rất hăng hái với chương trình hàng hải, đã cho tiến hành chuyến thám hiểm thứ 7 và cũng là chuyến có quy mô to lớn nhất. Các con tàu chờ 27.500 sĩ quan và thủy thủ, khi trở về vào năm 1433 đã thiết lập được những quan hệ ngoại giao hay chư hầu với hai mươi vương quốc từ Java ở phía đông ngang qua quần đảo Nicobar tới Mecca ở phía tây bắc và đi xa tới tận bờ phía đông của châu Phi.
Sự hiện diện của sức mạnh hàng hải vô cùng to lớn của Trung Hoa ở khắp nơi khiến người phương Tây e ngại những mưu đồ chiến tranh của người Trung Hoa.
Lực lượng hàng hải của Trình Hạo với những chuyến hành trình xa rộng và vô cùng tốn kém chắc hẳn không phải để thu vào của cải hay thiết lập những đường thương mại hay thu thập thông tin khoa học. Các sử gia Trung Hoa luôn luôn lặp đi lặp lại rằng sứ mạng đầu tiên của Trình Hạo là truy tìm tung tích người cháu họ của Dung Lộ, người đã bị Dung Lộ tiếm ngôi và đã phải bỏ Nam King để lưu vong ở nước ngoài. Nhưng theo đà tiến của các cuộc thám hiểm, những động cơ khác đã phát sinh.
Các cuộc thám hiểm trở thành một cơ chế để trương uy thanh thế cho triều đại nhà Minh mới được thiết lập. Và các chuyến thám hiểm chứng tỏ rằng những phương thức thuyết phục bằng lễ giáo và hòa bình có thể nhận được sự nhìn nhận của các nước chư hầu ở phương xa. Người Trung Hoa không thiết lập những căn cứ vĩnh viễn tại những lãnh thổ chư hầu, nhưng họ hy vọng làm cho "khắp thiên hạ" phải tự nguyện thần phục và ca ngợi Trung Hoa như một trung tâm văn minh duy nhất.
Với ý tưởng đó, lực lượng hàng hải Trung Hoa không dám cướp phá những lãnh thổ mà họ đặt chân tới. Trình Hạo không muốn chiếm nô lệ vàng bạc, hay gia vị, như các đoàn thám hiểm phương tây. Trung Hoa chỉ muốn được các nước chư hầu thừa nhận quyền bá chủ của Trung Hoa và coi Trung Hoa như là nước văn minh duy nhất trong thiên hạ. Vào thời của Trình Hạo, hoàng đế Trung Hoa luôn muốn chứng tỏ Trung Hoa không cần gì ở những nước khác và không có gì phải học từ các nước khác.
Vào thời hoàng tử Henry Nhà Hàng Hải phái các tàu thám hiểm của mình đi dọc xuống bờ biển phía tây châu Phi, thì ở phía bên kia hành tinh, những nhà hàng hải Trung Hoa đã có một lực lượng hải quân vô địch về quân số, về tài năng và về kỹ thuật. Những tàu chiến của họ đã ngang dọc khắp Biển Đông và quanh Ấn Độ Dương, tới tận bờ biển tây châu Phi, cho tới mũi cùng của Lục Địa Đen. Nhưng trong khi những thành tích của hoàng tử Henry là tiền đề cho những cuộc hải hành dẫn đến việc khám phá cả một Tân Thế Giới và đi vòng quanh trái đất, thì những chuyến hành trình lớn hơn của Trung Hoa vào cùng thời kỳ ấy lại đi vào ngõ cụt.
Ngành đi biển của Trung Hoa đã phát triển một cách ngoạn mục. Người hùng của sự phát triển này là Trình Hạo, nhà thiết kế và chỉ huy những chuyến du hành rộng lớn và xuất sắc nhất. Trình Hạo là một thái giám và điều này giúp cắt nghĩa ông đã làm cách nào tổ chức được những cuộc mạo hiểm to lớn ấy và cũng cắt nghĩa tại sao chúng đã kết thúc một cách quá đường đột như vậy.
Các cơ chế ở hoàng cung Trung Hoa rất thuận lợi để các quan thái giám phát triển quyền lực. Ngay từ thời nhà Hán, vua thường chỉ ở trong hoàng cung và trong vườn thượng uyển và các quan cận thần cũng chỉ được tiếp xúc suốt ngày đêm ở trong hoàng cung và có thể trò chuyện với vua. Ngay quan tể tướng cũng chỉ có thể tiếp xúc với vua bằng các sớ biểu, trong khi quan thái giám có thể thì thầm sát tai vua.
Nếu vua đã sống từ nhỏ ngoài hoàng cung và lên ngôi khi đã trưởng thành, thì ảnh hưởng quyền lực của thái giám cũng không đến nỗi to lớn bao nhiêu. Nhưng liên tục trong thời kỳ sau này của lịch sử Trung Hoa, các vua kế vị đều đã sinh ra và lớn lên trong hoàng cung, dưới sự trông coi từ bé tới lớn của thái giám. Khi một hoàng đế nhỏ tuổi lên kế vị vua cha, quan thái giám của hoàng cung là người kiểm soát mọi quyết định của vị vua nhỏ tuổi và của hoàng thái hậu nhiếp chính. Những thái giám này trong thời kỳ đầu của triều Hán thường xuất thân từ những hạng bần cùng trong xã hội. Biết rằng mình chẳng có tương lai nào bên ngoài đời sống hoàng cung, nên những thái giám này đã trở nên nổi tiếng vì tính tham lam và quen nhận của đút lót.
Nhưng dần dần một tầng lớp nho học mới, đồ đệ của Khổng Tử, cũng được thu nhận từ những giai cấp nghèo khổ và đã được tổ chức thành một bộ phận công chức của triều đình. Từ đây đã có hai phe rõ rệt, một phe bênh vực các thái giám, một phe chống lại các thái giám. Những học sĩ thư lại thì sợ, ghen tị và khinh bỉ những thái giám có quyền hơn họ, dù những thái giám này chẳng biết một câu kinh của Khổng Tử. Tầng lớp quân đội do các tướng quân cầm đầu có lý do để miệt thị những tên thái giám bồi phòng chưa hề biết đánh trận là gì. Giới học sĩ thư lại và giới quân nhân hầu như không bao giờ thành công trong việc liên minh với nhau để chống lại những thái giám, vì những người này sống trong cung cấm mà không địch thủ nào có thể thâm nhập.
Chúng ta biết rất ít về thái giám Trình Hạo. Chúng ta chỉ biết ông là người Hồi giáo, xuất thân từ dòng dõi nghèo hèn ở tỉnh Vân Nam của miền nam Trung Hoa.
Vào thời của Trình Hạo, hoàng đế Trung Hoa luôn muốn chứng tỏ Trung Hoa không cần gì ở những nước khác và không có gì phải học từ các nước khác.
Ông vua Dung Lộ (1359-1424) là một con người hoang tưởng tự đại, muốn biến Trung Hoa thành một đế quốc lớn như đế quốc Mông Cổ ở phương Bắc. Năm 1409, vua Dung Lộ rời kinh đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh, sát biên giới của Mông Cổ, gần ngay Vạn Lý Trường Thành. Sau đó ông quyết định phái các đoàn hàng hải đi khắp khu vực Biển Trung Hoa để trương uy thanh thế của mình. Ông đã chọn Trình Hạo làm người chỉ huy. Trình Hạo đã tổ chức những đoàn tàu lớn nhất trên hành tinh từ trước tới nay (1405-1433), gồm 370 chiến thuyền với 37 ngàn người. Các chiến thuyền gồm đủ loại, từ những chiếc to nhất có chiều dài 150 mét, ngang 60 mét, chín cột buồm, xuống tới những chiếc nhỏ nhất có năm cột buồm, dài 60 mét và ngang 22 mét. Cả Ibn Battuta, người sống trước đó một thế kỷ, lẫn Nicole de Conti, người vào khoảng thời đó từng là hành khách trên một con tàu Trung Hoa, đều kinh ngạc trước những con tàu mà họ thấy lớn hơn rất nhiều so với những tàu lớn nhất họ từng thấy ở phương Tây.
Trình Hạo đưa các đoàn tàu hải quân của mình đi khắp các vùng biển giáp giới Biển Trung Hoa và Ấn Độ Dương.
Trình Hạo đã thực hiện cả thảy 7 chuyến hành trình xa dần về phương tây. Chuyến đầu tiên khởi hành năm 1405 đã đi đến Java và Sumatra, rồi đến Ceylon và Calicut. Các chuyến tiếp theo đi đến Xiêm La, biến Malacca làm căn cứ dừng chân để đi tiếp tới vùng Tây Indies, rồi tới Bengal, tới quân đảo Maldive và xa mãi về phương tây tới tận lãnh địa Ba Tư của Ormuz ở cửa Vịnh Ba Tư. Chuyến thám hiểm thứ sáu (1421-1422) chỉ trong vòng hai năm đã ghé qua 36 nước trải hết chiều ngang của Ấn Độ Dương từ Borneo đến Zanzibar. Năm 1424, là một điềm xấu cho kế hoạch to lớn của ông này. Ông vua kế vị là người theo phe chống hải quân quyết định hủy bỏ kế hoạch hàng hải được dự trù cho năm đó.
Thế là các cuộc hải hành trở thành quân cờ thí cho sự tranh chấp ngôi vua. Sau thời gian trị vì ngắn ngủi của vị vua chống hải quân, ông vua kế vị là một người rất hăng hái với chương trình hàng hải, đã cho tiến hành chuyến thám hiểm thứ 7 và cũng là chuyến có quy mô to lớn nhất. Các con tàu chờ 27.500 sĩ quan và thủy thủ, khi trở về vào năm 1433 đã thiết lập được những quan hệ ngoại giao hay chư hầu với hai mươi vương quốc từ Java ở phía đông ngang qua quần đảo Nicobar tới Mecca ở phía tây bắc và đi xa tới tận bờ phía đông của châu Phi.
Sự hiện diện của sức mạnh hàng hải vô cùng to lớn của Trung Hoa ở khắp nơi khiến người phương Tây e ngại những mưu đồ chiến tranh của người Trung Hoa.
Lực lượng hàng hải của Trình Hạo với những chuyến hành trình xa rộng và vô cùng tốn kém chắc hẳn không phải để thu vào của cải hay thiết lập những đường thương mại hay thu thập thông tin khoa học. Các sử gia Trung Hoa luôn luôn lặp đi lặp lại rằng sứ mạng đầu tiên của Trình Hạo là truy tìm tung tích người cháu họ của Dung Lộ, người đã bị Dung Lộ tiếm ngôi và đã phải bỏ Nam King để lưu vong ở nước ngoài. Nhưng theo đà tiến của các cuộc thám hiểm, những động cơ khác đã phát sinh.
Các cuộc thám hiểm trở thành một cơ chế để trương uy thanh thế cho triều đại nhà Minh mới được thiết lập. Và các chuyến thám hiểm chứng tỏ rằng những phương thức thuyết phục bằng lễ giáo và hòa bình có thể nhận được sự nhìn nhận của các nước chư hầu ở phương xa. Người Trung Hoa không thiết lập những căn cứ vĩnh viễn tại những lãnh thổ chư hầu, nhưng họ hy vọng làm cho "khắp thiên hạ" phải tự nguyện thần phục và ca ngợi Trung Hoa như một trung tâm văn minh duy nhất.
Với ý tưởng đó, lực lượng hàng hải Trung Hoa không dám cướp phá những lãnh thổ mà họ đặt chân tới. Trình Hạo không muốn chiếm nô lệ vàng bạc, hay gia vị, như các đoàn thám hiểm phương tây. Trung Hoa chỉ muốn được các nước chư hầu thừa nhận quyền bá chủ của Trung Hoa và coi Trung Hoa như là nước văn minh duy nhất trong thiên hạ. Vào thời của Trình Hạo, hoàng đế Trung Hoa luôn muốn chứng tỏ Trung Hoa không cần gì ở những nước khác và không có gì phải học từ các nước khác.