Một đế quốc không có nhu cầu
Các lực lượng hàng hải của phương Tây không bao giờ chỉ bằng lòng với sự thừa nhận của những nước khác bằng lễ nghi suông mà thôi. Ngay từ thời kỳ đầu, họ luôn đi tìm kiếm những gì họ thiếu. Nhưng vào thời Trình Hạo đầu đời nhà Minh, người Trung Hoa không có những nhu cầu như thế.
Các lực lượng hàng hải của phương Tây không bao giờ chỉ bằng lòng với sự thừa nhận của những nước khác bằng lễ nghi suông mà thôi. Ngay từ thời kỳ đầu, họ luôn đi tìm kiếm những gì họ thiếu. Để tìm kiếm các loại dầu thơm của Ả Rập, tơ lụa của Trung Hoa và gia vị của Ấn Độ, những nhà hàng hải của Đế Quốc Rôma cổ đại đã lùng sục khắp Ấn Độ Dương. Các đồng tiền kẽm của Rôma rải rắc khắp châu Á và những kho báu của triều đại nhà Hán được trở về Rôma.
Vào đầu thế kỷ 19, khi bạc của đế quốc Anh chảy vào phương Đông để đổi lấy tơ lụa, trà, sơn mài, thì công ty Anh British East India Company đã khôn khéo đưa vào món hàng mới là thuốc phiện mà họ có thể đưa từ Ấn Độ vào Trung Hoa để làm một phương tiện trao đổi mới. Tuy giải quyết được vấn đề ngoại thương của mình, nhưng họ đã dọn đường cho cuộc Chiến tranh Nha Phiến (1839-42) dẫn tới cuộc xâm lăng Trung Hoa. Nhưng vào thời Trình Hạo đầu đời nhà Minh, người Trung Hoa không có những nhu cầu như thế. Các đặc sản châu Âu như vải len và rượu cũng ít hấp dẫn đối với người Trung Hoa. Những lời tuyên bố của Trình Hạo tự phụ rằng các nước khác không có gì để cho Trung Hoa ngoài sự thần phục và tình hữu nghị.
Công cuộc thám hiểm của Trung Hoa đã trở nên lố bịch không phải vì thái độ đạo đức mà là vì thái độ tự mãn của họ. Họ coi sự tham lam tìm kiếm những sản phẩm ngoại lai là một trọng tội và họ tuyệt đối tin tưởng ở bản tính vô cầu của mình.
Suốt nhiều thế kỷ, người Trung Hoa luôn kiên trì chống lại những sự thèm muốn ngoại lai, một thứ bệnh truyền nhiễm của phương tây. Khi đại diện ngoại giao đầu tiên của nước Anh, Ngài Macartney, đến Bắc Kinh để mở nền thương mại với Trung Hoa, câu trả lời của hoàng đế Mãn Châu đã gây thất vọng. "Chúng tôi không thiếu gì cả", hoàng đế nhận định năm 1793, "như phái đoàn của các ông và mọi người đều thấy rõ. Chúng tôi không bao giờ lưu trữ nhiều hàng hóa ngoại bang và chúng tôi cũng không cần có thêm những sản phẩm của quý tộc".
Công trình hàng hải của Trình Hạo đã phát triển nhanh một cách kỳ lạ bao nhiêu, thì cũng đã chấm dứt một cách đột ngột bấy nhiêu. Giá như Trình Hạo có được một đoàn người kế tục như Colômbô đã có những Vespucci, Balboa, Magellan, Cabot, Cortese và Pizarro, thì chắc hẳn lịch sử thế giới đã khác đi rất nhiều. Nhưng Trình Hạo không có người tiếp nối và hoạt động hàng hải của Trung Hoa cũng suy tàn đột ngột. Và tinh thần thám hiểm luôn luôn là một cái gì xa lạ đối với Trung Hoa.
Tinh thần bế quan tỏa cảng của Trung Hoa đã có từ lâu đời. Bức Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào thế kỷ 3 trước C.N., đã được tôn tạo vào thời nhà Minh, thời của Trình Hạo. Đây là một công trình độc nhất vô nhị trên thế giới cả về kích thước lẫn thời gian. Nó có vô vàn cách cắt nghĩa khác nhau. Một trong các cách cắt nghĩa đó là bức tường ngăn cấm không cho người dân được vượt ra ngoài lãnh thổ. Người Trung Hoa nào bị phát hiện có mặt ở nước ngoài đều là bất hợp pháp và những khách du lịch liều lĩnh đi ra nước ngoài sẽ phải xử trảm. Chuyến du hành thứ bảy của Trình Hạo là chuyến du hành cuối cùng của Trung Hoa. Khi ông trở về nước năm 1433 cũng là lúc chấm dứt những cuộc thám hiểm đường biển có tổ chức của Trung Hoa. Một chiếu chỉ của vua ban hành năm ấy và các năm tiếp theo (1449, 1452) đã gia tăng những hình phạt tàn bạo đối với những người Trung Hoa dám đi ra nước ngoài.
Người Trung Hoa từ xa xưa đã phát triển ý niệm về thế giới đại đồng đặt họ vào trung tâm của thiên hạ. Vì các hoàng đế nhà Minh là những Thiên Tử, nên tất nhiên họ là những hoàng thượng và chủ tể tối cao của mọi dân tộc khác trên thế giới. Thế nên hiển nhiên là tất cả những dân tộc khác đều phải thần phục Trung Hoa. Và hiển nhiên người Trung Hoa chẳng có gì phải đón nhận từ người nước ngoài!
Trong khi người châu Âu vượt biển đi ra bên ngoài với niềm say mê và hoài bão to lớn, thì người Trung Hoa bị bó chặt trong đất nước của mình. Tự giam hãm trong bức Vạn Lý Trường Thành vừa theo nghĩa đen vừa theo nghĩa bóng, Trung Hoa tránh gặp điều bất ngờ. Lý thuyết chính thống của Khổng giáo từ thế kỷ 2 đã xác định thái độ hướng nội của người Trung Hoa. Họ không cảm thấy có động cơ vượt biển để đi tìm những miền đất xa lạ. Tuy được trang bị đầy đủ những kỹ thuật, đầu óc và tài nguyên của đất nước để trở thành những nhà khám phá, thế mà người Trung Hoa lại để người khác khám phá ra mình.
Các lực lượng hàng hải của phương Tây không bao giờ chỉ bằng lòng với sự thừa nhận của những nước khác bằng lễ nghi suông mà thôi. Ngay từ thời kỳ đầu, họ luôn đi tìm kiếm những gì họ thiếu. Để tìm kiếm các loại dầu thơm của Ả Rập, tơ lụa của Trung Hoa và gia vị của Ấn Độ, những nhà hàng hải của Đế Quốc Rôma cổ đại đã lùng sục khắp Ấn Độ Dương. Các đồng tiền kẽm của Rôma rải rắc khắp châu Á và những kho báu của triều đại nhà Hán được trở về Rôma.
Vào đầu thế kỷ 19, khi bạc của đế quốc Anh chảy vào phương Đông để đổi lấy tơ lụa, trà, sơn mài, thì công ty Anh British East India Company đã khôn khéo đưa vào món hàng mới là thuốc phiện mà họ có thể đưa từ Ấn Độ vào Trung Hoa để làm một phương tiện trao đổi mới. Tuy giải quyết được vấn đề ngoại thương của mình, nhưng họ đã dọn đường cho cuộc Chiến tranh Nha Phiến (1839-42) dẫn tới cuộc xâm lăng Trung Hoa. Nhưng vào thời Trình Hạo đầu đời nhà Minh, người Trung Hoa không có những nhu cầu như thế. Các đặc sản châu Âu như vải len và rượu cũng ít hấp dẫn đối với người Trung Hoa. Những lời tuyên bố của Trình Hạo tự phụ rằng các nước khác không có gì để cho Trung Hoa ngoài sự thần phục và tình hữu nghị.
Công cuộc thám hiểm của Trung Hoa đã trở nên lố bịch không phải vì thái độ đạo đức mà là vì thái độ tự mãn của họ. Họ coi sự tham lam tìm kiếm những sản phẩm ngoại lai là một trọng tội và họ tuyệt đối tin tưởng ở bản tính vô cầu của mình.
Suốt nhiều thế kỷ, người Trung Hoa luôn kiên trì chống lại những sự thèm muốn ngoại lai, một thứ bệnh truyền nhiễm của phương tây. Khi đại diện ngoại giao đầu tiên của nước Anh, Ngài Macartney, đến Bắc Kinh để mở nền thương mại với Trung Hoa, câu trả lời của hoàng đế Mãn Châu đã gây thất vọng. "Chúng tôi không thiếu gì cả", hoàng đế nhận định năm 1793, "như phái đoàn của các ông và mọi người đều thấy rõ. Chúng tôi không bao giờ lưu trữ nhiều hàng hóa ngoại bang và chúng tôi cũng không cần có thêm những sản phẩm của quý tộc".
Công trình hàng hải của Trình Hạo đã phát triển nhanh một cách kỳ lạ bao nhiêu, thì cũng đã chấm dứt một cách đột ngột bấy nhiêu. Giá như Trình Hạo có được một đoàn người kế tục như Colômbô đã có những Vespucci, Balboa, Magellan, Cabot, Cortese và Pizarro, thì chắc hẳn lịch sử thế giới đã khác đi rất nhiều. Nhưng Trình Hạo không có người tiếp nối và hoạt động hàng hải của Trung Hoa cũng suy tàn đột ngột. Và tinh thần thám hiểm luôn luôn là một cái gì xa lạ đối với Trung Hoa.
Tinh thần bế quan tỏa cảng của Trung Hoa đã có từ lâu đời. Bức Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào thế kỷ 3 trước C.N., đã được tôn tạo vào thời nhà Minh, thời của Trình Hạo. Đây là một công trình độc nhất vô nhị trên thế giới cả về kích thước lẫn thời gian. Nó có vô vàn cách cắt nghĩa khác nhau. Một trong các cách cắt nghĩa đó là bức tường ngăn cấm không cho người dân được vượt ra ngoài lãnh thổ. Người Trung Hoa nào bị phát hiện có mặt ở nước ngoài đều là bất hợp pháp và những khách du lịch liều lĩnh đi ra nước ngoài sẽ phải xử trảm. Chuyến du hành thứ bảy của Trình Hạo là chuyến du hành cuối cùng của Trung Hoa. Khi ông trở về nước năm 1433 cũng là lúc chấm dứt những cuộc thám hiểm đường biển có tổ chức của Trung Hoa. Một chiếu chỉ của vua ban hành năm ấy và các năm tiếp theo (1449, 1452) đã gia tăng những hình phạt tàn bạo đối với những người Trung Hoa dám đi ra nước ngoài.
Người Trung Hoa từ xa xưa đã phát triển ý niệm về thế giới đại đồng đặt họ vào trung tâm của thiên hạ. Vì các hoàng đế nhà Minh là những Thiên Tử, nên tất nhiên họ là những hoàng thượng và chủ tể tối cao của mọi dân tộc khác trên thế giới. Thế nên hiển nhiên là tất cả những dân tộc khác đều phải thần phục Trung Hoa. Và hiển nhiên người Trung Hoa chẳng có gì phải đón nhận từ người nước ngoài!
Trong khi người châu Âu vượt biển đi ra bên ngoài với niềm say mê và hoài bão to lớn, thì người Trung Hoa bị bó chặt trong đất nước của mình. Tự giam hãm trong bức Vạn Lý Trường Thành vừa theo nghĩa đen vừa theo nghĩa bóng, Trung Hoa tránh gặp điều bất ngờ. Lý thuyết chính thống của Khổng giáo từ thế kỷ 2 đã xác định thái độ hướng nội của người Trung Hoa. Họ không cảm thấy có động cơ vượt biển để đi tìm những miền đất xa lạ. Tuy được trang bị đầy đủ những kỹ thuật, đầu óc và tài nguyên của đất nước để trở thành những nhà khám phá, thế mà người Trung Hoa lại để người khác khám phá ra mình.